Skip to content
Home » Khoa Học Và Xã Hội Đi Xa Khỏi Đức Chúa Trời

Khoa Học Và Xã Hội Đi Xa Khỏi Đức Chúa Trời

Nhiều người tin rằng tôn giáo và khoa học là hai phần tách biệt, thậm chí là trái ngược lại với nhau. Tuy nhiên lòng tin đó không được đòi hỏi bởi những thực tế khoa học hoặc là bởi Kinh Thánh. Nếu chúng ta là những người Cơ Đốc Nhân tin rằng Đức Chúa Trời của cả muôn vật cũng là Đức Chúa Trời Đấng cứu rỗi, thì sự xung khắc như vậy không thể có được. Cũng giống như Đức Chúa Trời sẽ không tạo ra một bằng chứng bằng tài liệu lưu lại về vũ trụ và sau đó tạo nên một bằng chứng hoàn toàn trái ngược lưu lại dưới dạng tài liệu trong Kinh Thánh.

Chúng ta không muốn quay trở lại với cách nhìn ngây thơ về khoa học như những người như là Ptolemy (ca. A. D 85-160), người đã tin rằng địa cầu là tâm vũ trụ, tức là trái đất là trung tâm của vũ trụ. Không có ở đâu trong Kinh Thánh dạy rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ. Mặc dầu Kinh Thánh chính xác trong khoa học như nó bày tỏ, nhưng điểm chính yếu không nhắm vào khoa học mà là sự cứu rỗi. Vị trí của trái đất trong mối liên hệ với toàn bộ vũ trụ còn lại thì không tương ứng khi so sánh với những mối quan tâm về tâm linh của Kinh Thánh. Như chúng ta cũng sẽ thấy trong đoạn này, không có sự xung đột cuối cùng nào giữa những quan sát hợp lý và khách quan đối với sự phiên giải dữ liệu (khoa học) và sự phân tích hợp lý và khách quan của Kinh Thánh (Thần Học).

Từ góc nhìn của Kinh Thánh, câu chuyện về mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời và con người là trung tâm của mọi sự tồn tại. Kinh Thánh giải quyết cách bao quát về các vấn đề đạo đức và triết lý và chỉ đôi khi đề cập đến những chủ đề về khoa học khá đúng đắn.

Như chúng ta sẽ thấy ở trong các chương tiếp theo, một số đoạn Kinh Thánh mà có vẻ như đối nghịch lại với khoa học thì không hề trái ngược lại với những dữ liệu khoa học được phân tích hợp lý và quan sát chính xác. Chúng ta sẽ thấy rằng sự “trái ngược” chính giữa khoa học và Kinh Thánh đó là sự trái ngược giữa những tiên giả định vô thần của các nhà khoa học và những sự xác nhận của những người tin hữu thần trong thực tế.

Cách Nhìn Khoa Học Không Có Chúa

Cách nhìn khoa học đương đại là một cách nhìn đã từ bỏ đi bất kỳ niềm tin nào nơi Đức Chúa Trời. Ba loại người suy nghĩ trong thế kỷ thứ mười chín bày tỏ một sự thiên vị đối với tôn giáo, sự thiên vị đã giúp cho việc loại bỏ Đức Chúa Trời ra khỏi tầm nhìn khoa học.

Charles Darwin (1809- 1882) đã cách mạng hóa nền sinh học. Thay vào việc chấp nhận sự sáng tạo đặc biệt của tất cả sự sống trên trái đất là bởi Đức Chúa Trời, Darwin chọn việc quan sát một số lượng lớn các dữ liệu sinh học. Từ đó, ông đã phát triển nên một thuyết về nguồn gốc của trái đất dựa trên sự tự nhiên (chứ không cho phép bất kỳ sự liên quan nào đến thế lực siêu nhiên).

Ông cho rằng các tế bào thay đổi và phát triển theo một sự phức tạp cơ bản thông qua sự khác biệt, thích nghi, chọn lọc tự nhiên ngẫu nhiên từ một loài này sang các loài khác hoặc ở giữa vòng các loài với nhau. Chìa khóa vào trong hệ thống này đó là sự thay đổi bởi sự thích nghi và chọn lọc tự nhiên. Không cần có Đức Chúa Trời ở trong hệ thống tự thay đổi này. (Khi Darwin mới bắt đầu viết, ông đã cho rằng lúc ban đầu của quá trình sáng tạo là một Đấng Sáng Tạo. Tuy nhiên sau đó, ông đã không chắc chắn rằng có một Đức Chúa Trời). Tuy nhiên các phân tích của Darwin về các dữ liệu không đi xa và không bao gồm được tất cả giống như khuôn mẫu về thuyết tiến hóa ngày hôm nay. Sau đó các nhà khoa học đã mở rộng thuyết của Darwin để thêm vào nguồn gốc và sự phát triển của tất cả sự sống qua một giai đoạn dài, nhân tố và nguồn gốc cuối cùng của sự tiến hóa này đó là bởi một cơ hội, không phải bởi Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ thảo luận Darwin và thuyết của ông ở một mức độ rộng lớn hơn trong chương 4 và 5.

Karl Marx (1818-1883) tạo nên cuộc cách mạng về khoa học chính trị và xã hội học. Cho đến giai đoạn của ông, hầu hết các khoa học chính trị, kinh tế và cấu trúc xã hội phụ thuộc vào một số thần thánh thuần túy được tôn lên hoặc có thật đối với cấu trúc và giá trị của họ. Tuy nhiên Marx là một nhà vô thần. Ông xem niềm tin nơi Đức Chúa Trời là một sự ngăn trở đối với sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Ông đã không bắt nguồn hệ thống của mình xung quanh bất cứ thần thánh chắc chắn nào. Thay vào đó, ông cho rằng một hệ thống chính trị (xã hội chủ nghĩa) được bắt nguồn xung quanh sự khách quan và chuyên quyền hoàn toàn của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Không chỉ là không cần có Đức Chúa Trời trong hệ thống của Marx, bất cứ ý tưởng nào về Chúa thì đều gây bất lợi cho sự tiến triển của con người.

Sigmund Freud (1856-1939) cách mạng hóa khoa học xã hội thông qua phương thức độc quyền về tâm lý học của ông, được gọi là phân tích tâm lý. Freud là một người đi trước của các nhà khoa học xã hội, những người bắt nguồn phương pháp và giá trị của họ một cách chủ quan, bỏ qua khái niệm rằng đúng và sai và những điều được xác nhận một cách khách quan và chính xác bởi Đức Chúa Trời. Đúng và sai, quả thật là tất cả đạo đức và giá trị, trở thành chủ quan và được tự cân đối. Phương pháp tâm lý học đã không có mục tiêu của nó là sự của các cá nhân đối với luật pháp của Đức Chúa Trời, điều mà trước đây có thể được xem là con đường đi đến hạnh phúc cá nhân. Thế nhưng, phương pháp tâm lý của Freud đặt mục tiêu của nó nơi sự giải hòa về sự thật về tính cách của các cá nhân đối với những người khác. Với sự tiến đến phương pháp liên quan và giá trị (đạo đức), Freud và những người theo ông đã tin rằng họ không cần có Đức Chúa Trời.

Ba kiểu người suy nghĩ này đã không còn nữa. Tuy nhiên ảnh hưởng của họ đã xâm nhập đến mọi mặt của xã hội hiện đại. Khoa học đương thời là khoa học không có sự tuyệt đối, và như chúng ta sẽ thấy ở những chương sau, không có các câu trả lời tương ứng cho các câu hỏi tại saonhư thế nào về vũ trụ và loài người.

Sự Cộng Hưởng Giữa Đức Tin Và Bằng Chứng

Các câu hỏi tại saonhư thế nào về vũ tru được trả lời bởi sự bày tỏ của Đức Chúa Trời ở trong Kinh Thánh và ở trong con Ngài, là Đức Chúa Giê-xu Christ. Hê-bơ-rơ 1: 1-2 tuyên bố “Xưa kia Thượng Đế dùng các nhà tiên tri phán dạy tổ tiên chúng ta nhiều lần, nhiều cách. Nhưng trong những ngày cuối cùng nầy Ngài phán cùng chúng ta qua Con Ngài là Con mà Ngài đã chọn để làm chủ tể mọi loài. Ngài cũng đã tạo dựng toàn thế gian qua Con ấy.” Trái ngược với những nhà nghiên cứu nhân văn, không có một sự đối lập tuyệt đối nào giữa Kinh Thánh và các bằng chứng khoa học. Thực tế là có một sự cộng hưởng giữa niềm tin và bằng chứng. Sự cộng hưởng này được mô tả ở trong sách Hê-bơ-rơ “Đức tin là nắm chắc những gì mình hi vọng và vững tin vào những điều mình chưa thấy. Nhờ đức tin chúng ta biết cả vũ trụ được dựng nên bằng lời phán của Thượng Đế, cho nên vật hữu hình đều đến từ những cõi vô hình.” ( Hê-bơ-rơ 11: 1, 3 BPT). Những chương sau trong phần này mô tả sự cộng hưởng giữa đức tin và bằng chứng được đề cập đến bởi người viết sách Hê-bơ-rơ. Chúng ta sẽ thấy rằng đức tin như được trình bày trong Kinh Thánh, những lời chú thích và được xác nhận lại bởi bằng chứng mà chúng ta tìm thấy trong thực tế vật lý xung quanh chúng ta.

Toàn bộ niềm tin Cơ Đốc Nhân, phúc âm về lẽ thật, kết hợp giữa niềm tin và bằng chứng. Sứ đồ Phao-lô định nghĩa phúc âm là sự chết, sự chôn và sự sống lại của Đức Chúa Giê-xu Christ (1 Cô-rinh-tô 15: 1-3). Ông tuyên bố rằng đức tin và bằng chứng liên quan mật thiết với nhau mà “nếu Chúa Cứu Thế không sống lại thì đức tin anh chị em chẳng có nền tảng; anh chị em vẫn còn mang tội mình.” (1 Cô-rinh-tô 15:17). Phần mộ trống không. Thiên sứ xác nhận rằng người ở trong đó đã sống lại (Ma-thi-ơ 28: 5-6). Đó là chủ đề thông suốt của tất cả những người viết Tân Ước như họ giảng lời phúc âm (từ này có nghĩa là tin tức tốt lành) và bảo vệ cho đức tin của họ.

Phi-e-rơ giảng dạy thông điệp truyền giáo đầu tiên được ghi lại sau khi Đấng Christ sống lại. Trong đó ông chỉ ra bằng chứng. Ông chỉ đến thế giới thực tế để xác nhận thực tế của sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ. Phi-e-rơ đã cuốn hút người nghe về sự hiểu biết đó: “Hỡi anh chị em Ít-ra-en, hãy nghe: Chúa Giê-xu ở Na-xa-rét là Đấng được Thượng Đế chọn qua các phép lạ, dấu kỳ mà Ngài làm. Tất cả anh chị em đều rõ chuyện nầy, vì mọi việc đều đã xảy ra ngay đây giữa vòng anh chị em… Cho nên Chúa Giê-xu là Đấng mà Thượng Đế khiến sống lại từ kẻ chết. Còn chúng tôi đây là những người chứng kiến các việc ấy.” (Công vụ các sứ đồ 2:22, 32; nhấn mạnh là do tôi). Sau đó ông nhấn mạnh giá trị kết hợp của bằng chứng ở trong sứ điệp đầu tiên: “Khi chúng tôi thuật cho anh chị em về sự trở lại oai nghi của Chúa Cứu Thế Giê-xu chúng ta, không phải chúng tôi kể lại chuyện bịa đặt từ người khác đâu. Nhưng chúng tôi đã tận mắt chứng kiến sự uy nghi cao cả của Chúa Giê-xu.” (2 Phi-e-rơ 1: 16; nhấn mạnh là do tôi)

Sứ đồ Phao-lô là một trong nhưng người có trí thức nhất trong tất cả những người Cơ Đốc Nhân đầu tiên. Một số lời tranh luận trọng việc bảo vệ niềm tin đã được lưu lại cho chúng ta ở trong Tân Ước. Từ những lời đó chúng ta có thể thấy được sự nhấn mạnh của Phao-lô trong cách sử dụng lý do, bằng chứng, và những lẽ đương nhiên trong việc thử và hiểu được thực tế. Một trong những lời phát biểu lớn nhất của Phao-lô đó là trước một số nhà triết học Hy Lạp tại đồi A-rê-ô-ba (Mars Hill) tại A-thên (Công vụ các sứ đồ 17). Khi Phao-lô đến tại một nơi mới ông luôn bắt đầu giảng lời phúc âm ở trong nhà hội Do Thái. Sau đó ông cũng giảng trong khu vực chợ hoặc bất cứ nơi nào ông chắc là có thể tìm thấy một đám đông để nói cùng. Khi ông đến nhà hội của người Do Thái tại Tê-sa-lô-ni-ca, Kinh Thánh tường thuật rằng “ông đến với họ và trong ba ngày Sa bát đã chất vấn họ về Lời Kinh Thánh, giải thích và đưa ra các bằng chứng rằng Đấng Christ đã phải chịu đau đớn và sống lại từ kẻ chết, và nói rằng, “Chúa Giê-xu, Đấng mà tôi nói với các ông bà, là Chúa Cứu Thế.” (Công vụ 17: 2-3, nhấn mạnh là do tôi)

Chương tương tự thuật lại hành động của Phao-lô tại A-thên. Chương này nói rằng từ khi ông “rất bực tức vì thấy cả thành phố đầy dẫy thần tượng.  Tại hội đường, Phao-lô thảo luận với các người Do-thái và Hi-lạp kính thờ Thượng Đế. Ông cũng nói chuyện với dân chúng trong phố chợ mỗi ngày.” ( Công vụ 17: 16-17, nhấn mạnh là do tôi). Một số nhà triết lý Hy Lạp quan sát thấy Phao-lô giảng dạy trong phong thái này và đã mời ông đến để nói với đám đông của họ. Lời phát biểu của Phao-lô là một trong những lời tóm tắt ngắn gọn vĩ đại nhất khẳng định sự tồn tại của Đức Chúa Trời và phúc âm của Đức Chúa Giê-xu Christ (Công vụ 17: 22-31).

Điều mà Phao-lô đã phải nói về “khoa học” cũng rất thú vị. Rất nhiều nhà nghiên cứu nhân văn muốn tin rằng khái niệm Tân Ước về Chúa là cổ xưa, rằng nhân tố sáng tạo của Chúa theo Kinh Thánh thì nhỏ rất nhiều so với khuôn mẫu khoa học tự nhiên phức tạp. Nhưng Đức Chúa Trời Đấng Sáng Tạo được khẳng định bởi Phao Lô trong Công Vụ 17 là rất tinh vi; hành động sáng tạo của Ngài phù hợp với bằng chứng khoa học hiện đại hơn nhiều so với những truyền thuyết về những thần Hy Lạp trần tục. Phao-lô gọi Đức Chúa Trời của ông “Thượng Đế là Đấng tạo dựng cả thế giới và mọi vật trong đó. Ngài là Chúa của trời và đất. Ngài không ngự trong các đền thờ do tay người xây nên. Thượng Đế nầy là Đấng ban sự sống, hơi thở và mọi thứ khác cho chúng ta. Ngài không cần ai giúp đỡ, vì Ngài có đủ mọi thứ.” (Công vụ 17: 24-25). Như chúng ta đã thấy trong phần này, Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, là Đấng được tuyên bố và bày tỏ cách đầy đủ thông qua Chúa Giê-xu Christ, có một sự giải thích về nguồn gốc của vũ trụ tốt hơn là khoa học vô thần hiện đại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.