Skip to content
Home » Ví Dụ Về Ebola: Sao Một Đức Chúa Trời Yêu Thương Lại Để Con Người Xuống Địa Ngục?

Ví Dụ Về Ebola: Sao Một Đức Chúa Trời Yêu Thương Lại Để Con Người Xuống Địa Ngục?

Trang bị cho Ebola*

Một trong những câu hỏi mà tôi có khi suy nghĩ về phúc âm có liên quan đến địa ngục. Có lẽ giống như bạn tôi đã nghe những người giảng đạo nói về nó có vẻ như là rất thật- phải thú nhận rằng đó là một viễn cảnh đáng sợ. Nhưng sau đó tôi cũng nghe rằng Đức Chúa Trời là đấng ‘yêu thương’ và rằng ‘Đức Chúa Trời là tình yêu’. Kết hợp những nguyên lý này lại là một điều nghịch lý đối với tôi: Làm sao một Đức Chúa Trời yêu thương có thể gửi con người xuống địa ngục? Ở cái nhìn đầu tiên dường như hai giáo thuyết này rất ngược với nhau. Chung quy thì nếu Chúa “yêu mến tôi’, chắc chắn Ngài sẽ không gửi tôi xuống Địa Ngục. Hoặc nếu Chúa gửi tôi xuống Địa Ngục thì chắc chắn rằng Ngài không yêu thương, hoặc ít nhất là không yêu mến tôi. Một trong hai giáo thuyết kia thì có nghĩa nhưng khi kết hợp cả hai thì dường như bị trái nghịch. Và sau đó, từ khi tôi thường nghe về địa ngục thông qua một số người giảng đạo có nhiệt huyết, điều ấy làm cho tôi tự hỏi nếu họ chỉ dùng chiến thuật sợ hãi để có thể điều khiển tôi.

(*Ebola: Bệnh có nguy cơ tử vong cao, giết chết 25% đến 90% những người mắc bệnh, với tỷ lệ trung bình khoảng 50%)

Ehrman và Địa Ngục

Tôi không phải một mình. Thật ra, giáo sư bình luật trưởng và có tiếng về Phúc âm Tân Ước Bart Ehrman đã viết điều này trong một trong những cuốn sách được đọc rộng rãi nhất:

“…Không có một nơi đày đọa đời đời thật sự nơi mà Chúa, hoặc những quỉ làm theo lời Ngài, sẽ dày vò những linh hồn đáng thương trong 30 ngàn tỷ năm (chỉ là bước ban đầu) vì tội lỗi mà họ đã phạm lấy trong vòng 30 năm. Chúa, đấng không bao giờ chết, tồn tại vĩnh cửu thánh khiết mà như vậy thì là chúa gì? Chúng ta vì thế không có gì phải sợ hãi trong sự chết.”

Bart Ehrman, 2010. Giải nghĩa về Chúa Giê-xu: bày tỏ những sự nghịch lý bị giấu đi ở trong Kinh Thánh [Jesus Interrupted: revealing the Hidden Contradictions in the Bible] (và tại sao chúng ta không biết chúng).p.276.

Nhiều người trong chúng ta có thể hiểu được với Ehrman. Và địa ngục được cho là một chủ đề đáng e ngại nên rất dễ để bỏ qua những suy nghĩ nghiêm túc về nó- thật ra chúng ta rõ ràng tránh việc suy nghĩ về điều đó- biện minh lý lẽ một phần nào đó giống Ehrman, và cảm thấy rất an toàn trong lòng tin rằng hầu hết những người phát triển và tiến bộ cũng suy nghĩ như vậy. Chúng ta trốn tránh việc suy nghĩ xa hơn về điều đó và hy vọng rằng điều đó sẽ không còn nữa.

Điều khiến tôi suy nghĩ về điều này là nhận ra rằng đó là một lẽ thật hoặc sự sai trái niềm tin mà tôi nên cân nhắc, không phải vì nó là điều đáng e ngại hay không, cũng không phải là nó được nghi ngờ bởi nhiều người nhất. Chung quy lại, trước Copernicus, hầu hết mọi người đều đã nghĩ rằng mặt trời xoay xung quanh trái đất- phần nhiều người đã sai lầm. Thêm vào đó, đến với việc nắm bắt những kết quả không hay đòi hỏi một cách sống an toàn và khỏe mạnh. Những chiến dịch về AIDS, say xỉn khi đang lái xe, và hút thuốc là cực kỳ hiệu quả bởi vì họ thúc đẩy chúng ta nghĩ về những hậu quả kinh khủng. Chúng ta không xem những chiến dịch này mang tính chất điều khiển hoặc chiến thuật đe dọa. Thật ra, chúng ta cảm thấy biết ơn vì chúng đã làm nổi lên những vấn đề chúng ta có thể đã không muốn nghĩ đến, và khi chúng ta nghĩ đến, nó giúp chúng ta tăng cường sự an toàn và lợi ích của bản thân.

Chúa Giê-xu và Địa Ngục

Như vậy, mặc dầu câu hỏi về địa ngục không phải là mốt ưa chuộng, nhưng rất đáng để cân nhắc. Đối với những người mới bắt đầu, điều này có thể rất ngạc nhiên để học về điều đó chính là bản thân Đức Chúa Giê-xu Christ- người nổi bật trong lịch sử như là một người thầy giáo tuyệt vời trong các chủ đề như ân điển, sự tha thứ và tình yêu của Đức Chúa Trời ( Thật ra, lý do mà chúng ta kết nối tình yêu thương với Đức Chúa Trời thì phần lớn thông qua ảnh hưởng của Chúa Giê-xu này.) người cũng đã nói về Địa Ngục. Không phải là không nhấn mạnh về tình yêu thương của Đức Chúa Trời, Ngài cũng đã dạy nhiều hơn về địa ngục hơn tất cả những thầy giáo Kinh Thánh gộp lại. Cân nhắc về những lời phán này từ Chúa Giê-xu:

Không phải hễ ai gọi ta là Chúa đều sẽ được vào Nước Trời đâu. Người vào Nước Trời là những người làm theo ý muốn của Cha ta trên thiên đàng. Đến ngày cuối cùng, nhiều người sẽ nói với ta, ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng con đã nhân danh Ngài truyền bá đạo Chúa, đuổi quỉ và làm nhiều phép lạ.’ Nhưng ta sẽ tuyên bố rõ ràng với họ, ‘Nầy những kẻ làm ác, hãy đi cho khuất mắt ta! Ta chưa hề biết đến các ngươi.

Ma-thi-ơ 7: 21-23 (BPT)

“Nước Trời giống như một vua kia làm tiệc cưới cho con trai mình.  Vua mời một số khách đến dự… họ từ chối không đến.

Vua lại sai những đầy tớ khác… Nhưng họ chẳng đếm xỉa gì đến các đầy tớ, chỉ mải lo việc riêng. Người thì đi ra đồng làm việc, kẻ thì lo việc buôn bán. Rồi vua bảo các đầy tớ rằng, ‘Thôi bây giờ chúng bay hãy ra mọi góc đường gặp ai thì mời đến dự tiệc của ta.’ 

Khi bước vào xem khách dự tiệc, vua thấy một người không mặc áo dành cho tiệc cưới. ‘Trói tay chân nó lại đem quăng ra chỗ tối tăm, nơi có khóc lóc và nghiến răng vì đau đớn.’

Ma-thi-ơ 22: 1-13 (BPT)

Con Người sẽ trở lại trong vinh quang… Ngài sẽ làm Vua ngự trên ngôi. Ngài sẽ phân họ ra làm hai nhóm, như người chăn chia chiên với dê riêng ra. Rồi Ngài sẽ nói với những người bên phải rằng, ‘Hãy lại đây …Hãy nhận lãnh nước mà Thượng Đế đã dành cho các ngươi từ lúc tạo thành trời đất. Sau đó Vua sẽ bảo với những người bên trái, ‘Hãy đi khuất mắt ta, những người bị Thượng Đế nguyền rủa. Hãy đi vào lửa đời đời đã được chuẩn bị cho ma quỉ và các thiên sứ của nó.

Ma-thi-ơ 25:31-41 (BPT)

“Nếu mắt xui cho các con phạm tội, hãy móc nó đi! Chẳng thà mất một mắt mà được vào Nước Trời, còn hơn đủ cả hai mắt mà bị ném vào hỏa ngục.”

Mác 9:47 (BPT)

Ta cho các con biết phải sợ ai. Phải sợ Đấng có quyền giết và ném các con vào hỏa ngục. Đó chính là Đấng mà các con phải sợ.

Lu-ca 12:5 (BPT)

Khi chủ nhà thức dậy đóng cửa lại, các ngươi sẽ phải đứng ngoài kêu, ‘Chủ nhà ơi, mở cửa cho chúng tôi.’ Nhưng chủ nhà sẽ đáp, ‘Tôi có biết mấy anh là ai đâu?’ Các ngươi sẽ đáp, ‘Chúng tôi đã từng ăn uống chung với ông và ông cũng từng giảng dạy trong các đường phố chúng tôi đó mà!’  Nhưng chủ nhà sẽ bảo, ‘Tôi không biết mấy anh là ai. Đi chỗ khác, hỡi bọn gian tà!’

Lu-ca 13: 25-27 (BPT)

Như vậy những cảnh báo về sự thật của Địa Ngục không bắt đầu bởi những đoạn Kinh Thánh không rõ ràng hoặc những người giảng đạo với tầm nhìn phóng khoáng- chúng ở trong trọng tâm của các lời dạy của chính Chúa Giê-xu.

Ebola và Địa Ngục

Quarantine

Biển Báo cách ly Ebola

 

Thực hiện việc cách ly Ebola

Thực hiện việc cách ly Ebola

 

Trang bị cho Ebola

Trang bị cho Ebola

 

Trang bị cho Ebola

Trang bị cho Ebola

Nhưng làm sao chúng ta có thể hòa hợp được hai bài dạy dường như trái ngược nhau này? Nếu ‘Đức Chúa Trời là tình yêu thương’, làm sao Địa Ngục có thể ở cùng chung một bức tranh? Có lẽ sự hỗn loạn của thế giới về sự lan rộng của Ebola có thể đưa ra một ví dụ rõ ràng của một chân dung mà Chúa Giê-xu đã sử dụng khi dạy về Địa Ngục.

Chúng ta thấy trên tin tức cách mà Ebola đã lan rộng ra khắp phía Tây Nam Phi và đã dấy lên những mối lo ngại ở khắp thế giới với sự lan rộng dịch bệnh ra những vùng khác. Chúng ta tất cả đều đã thấy những tranh ảnh về những người hoàn toàn bao bọc, bịt mặt, và những bác sỹ và y tá mang găng tay chăm sóc cho những người bị nhiễm dich bệnh Ebola và cho những người phải vận chuyển xác của những người chết vì bệnh Ebola. Tổ Chức Y Tế Quốc Tế, những chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, và những chuyên gia y tế đang nói với chúng ta rằng việc thành công hay thất bại đối với Ebola nằm ở chiến dịch lớn- cách ly. Ebola lây lan từ người sang người thông qua sự tương tác với dịch, như vậy cách duy nhất để kiểm soát nó là phải cách ly và hoàn toàn tách biệt khỏi những người bị dịch bệnh. Thậm chí một chút nước mắt trên áo bảo vệ hoặc một sự nhầm lẫn nhỏ trong quá trình tách biệt ngoại giao cũng không thể chấp nhận được.

Những quá trình kỹ lưỡng và đôi khi điên rồ để tách biệt và cách ly vi-rút Ebola là những ví dụ về quá trình có hệ thống tương tự với một vi-rút tâm linh- và sự cách ly đó được gọi là Địa Ngục.

Vì sao điều này là như vậy?

Thiên Đàng và Địa Ngục

Thiên Đàng và Địa Ngục

Chúa Giê-xu đặt trọng tâm trong việc dạy dỗ của mình về việc đến của “Vương Quốc trên Thiên Đàng”. Khi chúng ta nghĩ về ‘thiên đàng’ chúng ta thường nghĩ về nơi tọa lạc của nó hoặc môi trường của nó- “những con đường bằng vàng”. Nhưng hy vọng lớn hơn của Vương Quốc đó mà Chúa Giê-xu dự đoán là một xã hội mà sẽ bao gồm những công dân với sự chân thật và tính cách vị tha, những người mà vì thế sẽ không ăn cắp vặt những miếng vàng đó từ các con đường. Tiếp tục với dòng suy nghĩ này và phản ánh về việc chúng ta xây dựng vào trong ‘các vương quốc” ở đây trên đất để bảo vệ chúng ta khỏi những người khác. Tất cả chúng ta đều phải có khóa cho nhà của mình, thậm chí là hệ thống bảo vệ tiên tiến; chúng ta luôn luôn khóa xe lại; chúng ta nói với con cái mình không nói chuyện với những người lạ. Bạn có thể hình dung được một thành phố mà không có “luật pháp” được thực hiện? Tại sao chúng ta dùng mật khẩu để bảo vệ tất cả những thông tin cá nhân điện tử của chúng ta? Khi bạn dừng lại và nghĩ về tất cả những hệ thống, việc thực hiện và quy trình mà bạn phải đặt để ở trong ‘nhưng vương quốc’ của chúng ta và nhận ra rằng chúng đơn giản là chỉ để bảo vệ chúng ta khỏi những người khác thì bạn có thể sẽ thấy một vấn đề mờ mờ. Nó giống như là có một điều gì đó xiên lệch đối với chúng ta. Nếu Đức Chúa Trời muốn lập nên một vương quốc trên thiên đàng và sau đó mời tất cả chúng ta đến để trở thành công dân của thiên đàng, chúng ta sẽ nhanh chóng biến nó trở thành địa ngục tương tự như cách chúng ta đã biến thế giới này trở nên như vậy. Những miếng vàng ở trên những con đường và những ngọc trai ở trên cổng sẽ biến đi ngay tức khắc.

Điều càng tệ hơn đó là khi chỉ có một số ít người không tuân theo tiêu chuẩn đó. Tưởng tượng một xã hội có các công dân hoàn toàn chân thật- không có sự dối trá hoặc không có trộm cướp. Trong xã hội đó sẽ không cần có những cái khóa, không cần những bản hợp đồng (bởi vì lời của một người là đủ rồi), không cần những camera an ninh, không cần những mật khẩu – bởi vì không cần chúng ở một xã hội như vậy. Nhưng nếu chúng ta giới thiệu một công dân là một người nói dối hoặc một kẻ trộm, thì người đó sẽ làm hư hỏng cả xã hội đó hơn cả những kẻ nói dối và trộm cướp làm ở đây. Vì không có bất kỳ sự đề phòng nào nên một kẻ trộm hoặc nói dối này có thể hoạt động mà không bị hình phạt- gây nên sự tàn phá ở giữa những công dân của vương quốc thiên đàng. Cách duy nhất để giữ cho việc này không xảy ra đó là phải đảm bảo rằng một người như thế không thể được vào trong vương quốc- bởi vì nếu không thì vương quốc cũng bị phá hủy.

 Nhưng điều gì sẽ xảy ra với những người từ chối việc đi vào? Trong thế giới này, nếu bạn bị từ chối để bước vào trong một đất nước bạn không thể mong chờ sẽ được tham gia vào trong các nguồn và lợi ích của quốc gia đó. Ví dụ, công dân Canada có thể được hưởng lợi từ những chương trình của chính phủ nước họ. Nhưng ai đó bị từ chối bước vào trong nước Canada không thể mong chờ là bằng cách nào đó nhận được những phúc lợi của đất nước đó, hệ thống y tế…- điều này được đặt ra cho các công dân của nước đó. Nhưng chung quy thì, con người ở khắp mọi nơi trên thế giới, thậm chí là những người khủng bố đang hiện hành ở khắp các nước, vui hưởng những tiện ích cơ bản của tự nhiên, giống như là hít thở không khí chung, thấy ánh sáng chung giống với mọi người khác.

Nhưng ai tạo nên ánh sáng? Kinh Thánh tuyên bố rằng Chúa phán ‘phải có ánh sáng’ thì ‘có ánh sáng’. Nếu điều đó là đúng thì tất cả ánh sáng đều thuộc về Ngài- và cho cùng thì chúng ta chỉ đang mượn nó bây giờ. Nhưng trong việc thành lập Vương Quốc cuối cùng của Đức Chúa Trời, ánh sáng của Ngài sẽ là trong Vương Quốc của chính Ngài.

Nếu Đức Chúa trời thật sự là Đấng sáng tạo, thì hầu hết những gì chúng ta có và được cho là ‘của chúng ta’ thì thật sự là của Chúa. Bắt đầu với một thực thể là ‘ánh sáng’ và sau đó suy nghĩ đến thế giới và tiếp đến những khả năng tự nhiên của chúng ta như là suy nghĩ và lời nói- chúng ta thật sự đã không làm gì để tạo nên những khả năng này- chúng ta đơn giản chỉ thấy mình sử dụng và mượn chúng thôi. Khi Vương Quốc kết thúc thì Người Chủ sẽ lấy lại chúng.

Khi chúng ta nhìn vào những rào cản, ở quá khứ và hiện tại, dựng thẳng đứng lên để giữ cho những người ‘man rợ’ ra khỏi sự văn minh, từ Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc xuống đến những rào cản ngày nay đặt ở giữa biên giới Mỹ và Mê-xi-cô để giữ những người nhập cư ra khỏi, bạn có thể thấy rằng điều này rất tự nhiên để dựng đứng những rào cản khi một vương quốc phải giữ một số người cụ thể ra ngoài vì mục đích của chính vương quốc đó. Khi Ebola lan rộng ra và đe dọa bằng sự chết và tàn phá giữa tất cả chúng ta, chúng ta không nghe thấy bất kể lời tranh luận nào khi các chuyên gia nhấn mạnh về vấn đề cách ly. Như vậy không có sự ngạc nhiên nào để nghe Chúa Giê-xu dạy về câu chuyện ngụ ngôn giữa người giàu và La-xa-rơ.

Hơn nữa, có một hố sâu giữa chúng ta với con, cho nên không ai có thể từ đây băng qua đó hay từ đó băng qua đây được.’  Lu-ca 16:26 (BPT)

Tình yêu của Đức Chúa Trời và Địa Ngục

Như vậy “tình yêu của Đức Chúa Trời” ở đâu trong tất cả việc này? Khi một bệnh dịch nổi lên, cùng với việc cách ly, việc nghiên cứu để tìm ra một vắc-xin mà có thể tiêu diệt vi-rút chết người này. Sự chết của Chúa Giê-xu và sự sống lại của Ngài là một sự tiêm chủng. Trong việc tin cậy nơi ngài chúng ta được tiêm chủng với một vắc-xin tâm linh mà bắt đầu giúp chúng ta không bị nhiễm khuẩn, dần dần khiến chúng ta khỏe mạnh và có thể bước vào trong Vương Quốc này khi nó hoàn toàn được lập nên.

Đối với những nạn nhân Ebola, điều khó khăn nhất để chấp nhận có khả năng không phải là sự cách ly cần thiết, nhưng đó là điều mà khiến bệnh dịch bắt đầu. Cũng giống như vậy, có nhiều điều khó để chấp nhận hơn là thực tế về địa ngục và ban và tôi đang bị đánh xuống với một loại vi-rút tâm linh chết người. Chúng ta chiến đấu với chẩn đoán mà khiến nhiều người bỏ qua sự chữa trị.

Mặc dầu có thể quá tự tin để hỏi một giáo sư học giả như Ehrman, và mặc dầu dòng suy nghĩ của tôi cắt ngang văn hóa phương Tây hiện đại ngày hôm nay, địa ngục thì khá kiên định với quan điểm của một Đức Chúa Trời yêu thương- Đấng sáng tạo và làm chủ tất cả và đang tạo lập nên một vương quốc nơi mà công bình là một điều bình thường- chứ không phải là điều khác thường-và vì thế đòi hỏi một lối vào có lựa chọn nghiêm khắc. Vào điều cuối cùng, vì đó là một chủ đề nghiêm khắc, và bởi vì Tình Yêu của Đức Chúa Trời đã khiến Ngài tạo nên một ‘vắc-xin’ miễn phí này, nó đảm bảo sự phản ánh về chẩn đoán tâm linh cá nhân của bạn. Bài giảng trên núi của Chúa Giê-xu, được phát triển bởi Ngài để giúp chúng ra chẩn đoán tình trạng của mình một cách rõ ràng hơn cho vương quốc Thiên Đàng, có lẽ đây là một nơi tốt đẹp để bắt đầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.