Skip to content
Home » Tại Sao Đức Chúa Trời Tốt Lành Cho Phép Sự Đau Khổ Và Sự Chết?

Tại Sao Đức Chúa Trời Tốt Lành Cho Phép Sự Đau Khổ Và Sự Chết?

Tôi đã từng dùng câu chuyện về Pinochio, số phận của anh ấy bị treo lơ lửng, để giúp chúng ta có thể thấy được trái ngược hoàn toàn và vĩnh cửu giữa hai con đường được mở ra trước mắt chúng ta vì sự nổi loạn của tổ phụ chúng ta trong Khu Vườn. Và Đức Chúa Trời, với sự báo trước về sự đến của Đấng Cứu Chuộc được che đậy vào lúc bình minh của lịch sử, muốn chúng ta thấy và chọn con đường về sự cứu chuộc này thì Ngài đã phải tạo riêng ra cho chúng ta. Nhưng đó đúng hơn là một vấn đề tức thời mà Đức Chúa Trời phải giải quyết.

A-đam và Tội Lỗi Nguyên Thủy

Trong lời Tuyên Ngôn Độc Lập có điều gì đó trong A-đam đã thay đổi. Khi chúng ta đi đến sự hư hại (Phần 2)…Mất đi Mục Tiêu của Mình, ông đã cố che đậy sự bất chấp ngay lập tức của mình. Ông đã không chấp nhận trách nhiệm. Điều mà A-đam đã bắt đầu, chúng ta tiếp tục bởi vì chúng ta đã kế thừa khuynh hướng đó. Một số ghi chép hiểu sai Kinh Thánh gợi ý rằng chúng ta bị kết tội cho sự nổi loạn của A-đam. Thực ra, người duy nhất bị đổ lỗi cho là A-đam ( Ví dụ, Rô-ma 5:14) nhưng chúng ta sống trong hậu quả của sự nổi loạn đó. Chúng ta có thể nghĩ về nó như là vấn đề di truyền. Vì cha mẹ của chúng ta đã có những thay đổi về gen, chúng ta nhận chúng và, lần lượt, truyền nó lại cho con cái của chúng ta. Cũng giống như vậy, thông qua các tính chất được truyền từ cha mẹ đến cho hậu tự chúng ta đã kế nghiệp được bản tính thay đổi tự nhiên này về A-đam và vì thế theo bẩm sinh, thậm chí bằng tiềm thức, chúng ta tiếp tục và vẫn vui lòng với sự nổi dậy mà ông đã bắt đầu. Điều này tức là Tội Lỗi Nguyên Thủy.

A-đam- Làm lãnh đạo của Loài Người

Chúng ta cũng có thể nghĩ về điều này trên phương diện lãnh đạo. Tình huống có thật sau đây giúp tôi bắt đầu sự hiểu biết về Kinh Thánh sâu hơn về ý nghĩa của Kinh Thánh khi nói là chúng ta ‘thuộc về’ A-đam. Trong thời gian gần đây có nhiều thị xã ở Ca-na-da đã tham gia vào sự đàm thoại đánh cược lớn với những nhóm người thổ dân về quyền đốn gỗ, bắt cá và săn bắt động vật. Trọng tâm của cuộc đàm thoại này là sự thật về hàng trăm năm trước đây những bộ trưởng nước Anh đã ký các hiệp ước là đại diện cho Nước Anh và thay mặt cho Nữ Hoàng và Vương Quốc Anh với những người lãnh đạo thổ dân thời đó về những quyền mà Vương Quốc Anh có thể ban cho họ. Tóm lại, những hiệp ước được ký vào thời điểm trước đó và các bên bây giờ đàm thoại về những điều liên quan. Điều thú vị đó là ngày nay không ai có điều gì để nói về những hiệp ước đã được ký trước đây, thế nhưng các bên đều làm theo những gì đã được ký. Chẳng có ích gì để chống đối, “Nhưng tôi đã không ký hiệp ước đó”. Thật ra, thậm chí lúc đó chẳng có nơi được gọi là Canada (Hoặc các thị xã), thế nhưng chính quyền Canada vẫn có trách nhiệm về mặt pháp lý và đạo đức để giữ những điều và các hiệp ước đã quy định (mặc dầu họ có thể không thích điều đó, và thấy nó rất bất tiện về mặt kinh tế). Thật ra, thủ lĩnh nước Anh năm trước đã đại diện cho mỗi người Canada đã từng sống. Những người đàn ông đó, bất cứ họ là ai, đã tạo nên một thực tế cho những người Canada sống ngày hôm nay mà chúng tôi phải vâng theo. Trong phương diện này chúng ta có thể nói rằng người Ca-na-đa sống hôm nay là “thuộc về” những thủ lĩnh đã ký kết lúc trước và vì thế tuân theo những hiệp ước đã được tạo ra. Những thủ lĩnh đã hình thành một sự dẫn đầu cho những người Ca-na-da ngày hôm nay với lòng tôn trọng đối với những hiệp ước được ký kết từ thời cổ xưa.

Cũng giống như vậy, khi các quốc gia đi vào trong chiến tranh với những quốc gia khác, lãnh đạo của Đất nước đó tuyên bố chiến tranh thì tất cả công dân của nước đó, cho dù có thích hay không, đều phải chịu ảnh hưởng. Khi Tổng Thống Nước Mỹ Roosevelt tuyên bố chiến tranh với Đức và Nhật Bản Trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, tất cả những người Mỹ tại chiến trường với Đức và Nhật Bản. Các công dân Mỹ đã “thuộc về” Roosevelt và điều mà người lãnh đạo của đất nước đặt ra tác động đến tất cả mọi người. Cũng giống như vậy, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng chúng ta ‘thuộc về’ A-đam. Ngài là Lãnh Đạo của Con Người và Tuyên Bố Độc Lập từ Đức Chúa Trời mà Ngài đã bắt đầu tác động đến chúng ta.

Sự Bắt Buộc của Đức Chúa Trời

Và Đức Chúa Trời, đúng với tính chất của việc tự do chọn lựa, tôn trọng quyết định của A-đam. Tình yêu của Ngài cho A-đam khong phải là kiểu “nhu cầu” phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng đối với Đức Chúa Trời, kế hoạch chung của Ngài đó là cứu chuộc chúng ta, mà Ngài đã tuyên bố trong nơi kín đáo việc thực hiện lời hứa về hậu tự sắp đến, cũng như là chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để chúng ta có thể ‘thấy’ tốt hơn về số phận về điều mà sự Độc Lập của chúng ta đang mang chúng ta đến. A-đam (và các con cháu) cần phải hiểu rằng, ở một mức độ thật cần phải cảm nhận, kết cục của sự nổi loạn của họ và bắt đầu một pháp lý giả tạo của chính họ. Khi A-đam bị hư hại bởi sự nổi loạn của ông, Đức Chúa Trời đã nguyền rủa thế giới mà ông đang sống ở trong đó để mà ông có thể nếm biết được cuộc sống không có Chúa sẽ như thế nào. Như Đức Chúa Trời đã nói với A-đam:

“đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.”

Sáng Thế Ký 3: 17-19

Cuộc sống của con người bây giờ được đánh dấu với sự bức xúc, tranh đấu và cuối cùng là sự chết. Nhưng điều này không phải được tạo ra từ sự thù oán. Chúng ta đã muốn được Ly Dị và Đức Chúa Trời bắt buộc phải Chia Cắt lúc ban đầu. Ly Dị sẽ đến và điều này sẽ trở thành Vĩnh Cửu( sẽ nói nhiều hơn về điều này sau), nhưng bây giờ Ngài đang giúp đỡ chúng ta cảm nhận được các hậu quả của việc Chia Cắt. Khi một đứa trẻ nổi loạn tuổi niên thiếu muốn rời khỏi nhà của ba mẹ nó, ba mẹ nó có thể cảm thấy bắt buộc, nhưng để giúp chúng có thể thấy được hậu quả ba mẹ của cậu bé đó không trả tiền thuê nhà cho cậu. Cậu bé cần được trải nghiệm hoàn toàn việc cuộc sống tự lập mới. Sau đó thì cậu mới có thể nhận ra rằng việc ở nhà thì không tệ chút nào- và sau đó có thể quyết định đi về nhà. Cũng theo cách như vậy, một khi chúng ta chọn để sống độc lập khỏi Đức Chúa Trời, và Ngài thật sự là nguồn của sự sống của mình, chúng ta cần phải nếm biết được sự chết- và sự chia cắt khỏi Đức Chúa Trời- là như thế nào. Đức Chúa Trời đã thiết lập nên một sân khấu để chúng ta có thể đến để hiểu được thực tế, đặt tay của mình xuống, và bước vào giao ước mới với Ngài.

Nói cách khác, Đức Chúa Trời phần nào đó bị bắt buộc bởi mong muốn sống độc lập của chúng ta bằng việc mang đến sự bực tức vào trong thế giới, vào trong chúng ta, để chúng ta nếm biết hoặc cảm nhận được việc Ly Dị từ Đức Chúa Trời thực tế cuối cùng sẽ như thế nào. Thường được cho biết đến như là một Lời Nguyền Rủa, Kinh Thánh đã giải thích điều đó như cách này:

Thật thế, muôn vật ước ao, nóng nảy mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ ra. Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phục. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát, đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. Vì chúng ta biết rằng muôn vật đều than thở và chịu khó nhọc cho đến ngày nay; không những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng than thở trong lòng đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy. (Rô-ma 8:19-23)

Điều này được viết rằng “tạo hóa chịu dưới sự bực tức’, ví dụ, điều đó được đặt ra bởi Đức Chúa Trời. “Sự bực tức” này là “nô lệ dẫn đến sự hư nát’ của cả vũ trụ- sự biến đổi, bệnh tật, sự chết (và tiệt chủng) trong thế giới sinh vật, và sự phát triển của sự biến đổi trong thế giới vật lý. Mọi thứ đều đi xuống dốc, cũ đi, rét đi, đổ vỡ đi- cả tạo vật và bản thân chúng ta đang “kêu la” ở giai đoạn này. Hãy chú ý đến những mối liên kết thông thường. Câu 19 nói rằng cả tạo vật đang chờ đợi để “các con của Đức Chúa Trời có thể được bày tỏ ra” (câu 20), việc này khá bức bối. Khi con người trở nên hư nát Đức Chúa Trời đã đặt để sự bực tức vào trong thế giới- một lời Nguyền Rủa. Sự bày tỏ ra cho loài người được cứu chuộc, bây giờ “các con của Đức Chúa Trời”, giống như sự trở lại của Pinocchio về Jepetto (hay Geppetto – người thợ mộc đã tạo ra chú rối gỗ Pinocchio), sẽ đưa đến sự giải thoát khỏi sự bực tức này.

Nhưng tại sao điều đó được thực hiện như vậy? Lời rủa sả bao gồm tất cả những điều về địa ngục trong sự tồn tại hiện tại của chúng ta, điều chính yếu ở trong chúng đó là: việc già đi, bệnh tật, đau ốm và sự chết. Và ở đây chúng ta đến với một số cách nhìn hoàn toàn đối lập. Nhiều người hôm nay, bao gồm những người hay hoài nghi được biết đến sử dụng điều này như là một điều tranh luận chính yếu chống nghịch lại Chúa. Bart Ehrman, trưởng bình luận gia về Tân Ước, đã bày tỏ cách nhìn này ở trong câu phát biểu của ông:

“Có một lúc tôi đã từ bỏ đức tin của mình…bởi vì tôi đã không thể nào hòa thuận đức tin của mình nơi Đức Chúa Trời với thực tế của thế giới mà tôi thấy tất cả quanh mình…có rất nhiều nỗi đau và buồn khổ không thể cảm nhận nổi trong thế giới mà tôi đã tìm kiếm và cho rằng không thể nào có thể tin rằng có một Đức Chúa Trời tốt lành và yêu thương đang điều khiển mọi thứ.” Bart Ehrman, Jesus Interrupted. 2010. p. 17

Tại sao Đức Chúa Trời có thể sắp xếp mọi thứ theo một cách như là ban cho Ehrman và những người khác những lý lẽ như vậy, và quả thật sự cùng khổ không thể nói nên lời như vậy trong cuộc sống của rất nhiều người? Kinh Nghiệm của tôi trong việc sống ở Nam Phi và sau đó trở lại với Canada đã cho tôi thấy một tia sáng vào việc tại sao Ngài có thể đã làm điều này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.