Skip to content
Home » Tại Sao Đức Chúa Trời Tạo Nên Quỷ?

Tại Sao Đức Chúa Trời Tạo Nên Quỷ?

Sách Sáng Thế Ký ghi lại Sa-tan (có nghĩa là ‘kẻ kết tội’) trong bộ dạng của một con rắn tạo nên thảm hại này. Nhưng điều này đã nổi lên một câu hỏi quan trọng: Tại sao Đức Chúa Trời tạo nên một quỷ ‘xấu’ (có nghĩa là ‘kẻ chống đối’ để phá hủy sự sáng tạo tuyệt vời của Ngài?).

Lu-xi-phe (Lucifer) – Kẻ Chiếu Sáng

Thật ra Kinh Thánh ghi lại rằng Đức Chúa Trời đã sáng tạo nên một thiên sứ quyền năng, khôn ngoan và đẹp đẽ (là trưởng của các thiên sứ) được gọi là Lu-xi-phe (có nghĩa là “Kẻ Chiếu Sáng”)- và thiên sứ đó rất tốt. Nhưng Lu-xi-phe cũng có một ý muốn mà nó được tự do lựa chọn. Đoạn viết ở trong Ê-sai 14 ghi lại các sự lựa chọn trước thiên sứ đó.

Hỡi vua Ba-by-lôn, ngôi sao mai, ngươi đã từ trời rơi xuống, dù ngươi vốn chói sáng như mặt trời đang mọc! Trước kia các dân tộc trên đất cúi lạy trước mặt ngươi, nhưng nay ngươi đã bị lật đổ. Ngươi tự nhủ, “Ta sẽ lên trời.Ta sẽ đặt ngôi mình bằng với các ngôi sao của Thượng Đế. Ta sẽ ngồi ở Xa-phông, trên đồi của núi thánh. Ta sẽ cất mình lên trên các từng mây.Ta sẽ như Đấng Tối Cao.”

Ê-sai 14: 12-14 (BPT)

Lu-xi-phe giống như A-đam, đã có một sự lựa chọn. Nó có thể chấp nhận rằng Đức Chúa Trời là Chúa hoặc nó có thể chọn để quyết định rằng bản thân chính nó là chúa. Những lời lặp lại “Ta sẽ” bày tỏ rằng nó chọn việc coi thường Đức Chúa Trời và tuyên bố mình là “Đấng Tối Cao”. Một đoạn ở trong Ê-xê-ki-ên có cho thấy một sự ghi chép tương đương với sự sa ngã của Lu-xi-phe:

Đời sống ngươi thật tuyệt diệu, như đang sống trong vườn Ê-đen, là vườn của Thượng Đế. Ngươi mang đầy châu ngọc: Hồng ngọc, hoàng ngọc, bích ngọc, thanh ngọc, chàm ngọc, lục ngọc, biếc ngọc, và thông ngọc. Đồ trang sức ngươi toàn bằng vàng. Chúng được làm ra vào ngày ngươi được tạo nên. Ta đã chỉ định một thiên sứ trông nom ngươi. Ta đặt ngươi trên núi thánh của Thượng Đế. Ngươi đi giữa ngọc quí sáng chói như lửa. Đời ngươi thật tốt lành từ ngày ngươi mới được tạo nên, cho đến ngày điều ác trong ngươi bị phát giác. Vì ngươi buôn bán với các xứ xa xôi, ngươi học đòi hung bạo, và ngươi đã phạm tội. Cho nên ta ném ngươi xuống khỏi núi của Thượng Đế một cách nhục nhã. Thiên sứ trông nom ngươi cũng đuổi ngươi ra khỏi các ngọc quí sáng như lửa. Ngươi quá tự phụ vì vẻ đẹp của mình. Ngươi làm hư hỏng sự khôn ngoan mình vì uy danh ngươi. Ta ném ngươi xuống đất. Ngươi trở thành bài học cho các vua khác.

Ê-xê-ki-ên 28:13-17 (BPT)

Vẻ đẹp, sự khôn ngoan và uy quyền của Lu-xi-phe- tất cả những điều tốt đẹp được tạo nên trong Ngài bởi Đức Chúa Trời- đã dẫn nó đến sự kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo dẫn đến sự nổi loạn và sa ngã, nhưng tất cả quyền lực và đặc điểm của nó đã không bao giờ bị mất đi (và vì thế vẫn còn lại). Nó đang dẫn đầu một sự nổi loạn toàn cầu chống nghịch lại Đấng Sáng Tạo để có thể thấy ai sẽ là Chúa. Chiến lược của nó là để cho loài người cùng tham gia với nó- bằng việc cám dỗ họ để làm theo sự lựa chọn giống nó- để yêu mến chính bản thân họ, trở nên độc lập khỏi Đức Chúa Trời, và coi thường Đức Chúa Trời. Trọng tâm của sự thử thách ý muốn riêng của A-đam là cũng giống như của Lu-xi-phe; nó chỉ có một vẻ bề ngoài khác. Cả hai đều chọn để làm ‘chúa’ cho bản thân mình. Điều này đã và vẫn đang là ‘ảo tưởng về chúa’ cuối cùng.

Sa-tan- làm việc thông qua những người khác

Đoạn viết ở trong Ê-sai được nhắm đến “Vua của Ba-by-lôn” và đoạn Ê-xê-ki-ên được nhắm đến “Vua của Ti-rơ”. Nhưng từ sự mô tả đã đưa ra, rõ ràng là không có con người nào được nhắm đến. Những lời nói “Ta sẽ” trong sách Ê-sai mô tả một sinh vật được đuổi xuống thế gian trong sự hình phạt cho việc mong muốn đặt ngôi của nó ở cao hơn các vì sao của Đức Chúa Trời. Đoạn ở trong Ê-xê-ki-ên nhắm đến một người là ‘thiên sứ trông nom’ trước kia đã đến vườn Ê-đen và ‘núi của Đức Chúa Trời’. Xu hướng của Sa-tan (hoặc Lu-xi-phe) là luôn đặt chính mình sau lưng hoặc thông qua một ai khác. Trong sự sa ngã được tường thuật trong sách Sáng Thế Ký nó đã nói thông qua một con rắn. Trong sách Ê-sai, nó cầm quyền thông qua Vua của Ba-by-lôn, và trong Ê-xê-ki-ên nó vào trong vua của Ti-rơ.

Tại sao Lu-xi-phe nổi loạn nghịch lại Đức Chúa Trời?  

Tại sao Lu-xi-phe muốn coi thường và cướp đoạt sự cai trị của một Đấng Sáng Tạo toàn tri toàn năng? Một khía cạnh quan trọng của việc ‘khôn ngoan’ đó là biết được bạn có thể thắng hơn được đối thủ tiềm năng hay không. Lu-xi-phe đã có (và vẫn có) quyền năng, nhưng thậm chí với quyền năng giới hạn của vật được tạo nên cũng sẽ không đủ để tạo nên được cuộc nổi dậy thành công nghịch lại cùng Đấng Sáng Tạo của nó. Như vậy, tại sao lại liều lĩnh và theo đuổi điều gì đó bạn nó không thể thắng? Tôi nghĩ rằng một thiên sứ ‘khôn ngoan’ cũng có thể nhận ra được sự giới hạn của nó so với một Đấng kết hợp cả sự Toàn Tri và Toàn Năng- và ngừng lại việc nổi loạn của nó? Như vậy tại sao nó lại không làm thế? Câu hỏi này khiến tôi thấy bối rối nhiều năm rồi.

Điều đã giúp tôi nhận ra rằng Lu-xi-phe chỉ có thể đi đến một kết luận rằng Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo quyền năng của nó bằng đức tin- cũng giống với chúng ta. Hãy để tôi giải thích. Kinh Thánh cho rằng nguồn gốc của các thiên sứ với tuần đầu tiên của sự sáng tạo. Chúng ta thấy điều này ở Ê-sai 14 ở trên, nhưng điều này vẫn kiên định qua cả Kinh Thánh. Như vậy ví dụ một đoạn về sự sáng tạo ở trong Gióp (Job) cho chúng ta biết:

Bấy giờ từ giữa cơn giông CHÚA trả lời cho Gióp. Ngài bảo:

Khi ta đặt nền trái đất thì ngươi ở đâu? Nói đi, nếu ngươi biết… trong khi sao mai cùng xướng hát và các thiên sứ reo vui?

Job 38:1-7 (BPT)

Hình dung Lu-xi-phe được tạo dựng nên và có nhận thức vào một lúc nào đó trong tuần sáng tạo, nơi nào đó ở trong vũ trụ. Tất cả nó biết lúc bấy giờ là hiện tại nó đang tồn tại và vẫn tự nhận thức được, và cũng có một Tạo Vật khác tuyên bố rằng đã tạo ra nó và tất cả vũ trụ này. Nhưng làm cách nào Lu-xi-phe biêt rằng tuyên bố này là đúng? Có lẽ Đấng Sáng Tạo cho rằng tự dưng nhảy vào trong sự tồn tại trong vũ trụ trước khi Lu-xi-phe vừa mới nhảy vào sự tồn tại. Và bởi vì ‘Đấng Tạo Hóa’ này đến sớm hơn, như vậy để nói, Đấng đó (có lẽ) phải có quyền năng hơn và (có lẽ) hiểu biết hơn nó- nhưng cũng có lẽ là không. Có thể nào cả nó và Đấng sáng tạo tự tôn cả hai đều tự nhiên nhảy vào trong sự tồn tại? Lu-xi-phe đã có thể chấp nhận Lời của Đức Chúa Trời đối với nó rằng Ngài đã sáng tạo nên chính Ngài và bản Thân Đức Chúa Trời là đời đời và vô hạn. Và với sự kiêu ngạo của mình nó chọn để tin rằng cả nó và Đức Chúa Trời (và những thiên sứ khác) chỉ “nhảy” vào trong sự tồn tại. Nhưng đây cũng là một ý tưởng cơ bản tương tự sau những thuyết vũ trụ học lớn và hiện đại nhất. Có một sự thay đổi vũ trụ từ sự trống không- và sau đó từ sự rung chuyển này tạo nên cả vũ trụ- đó là bản chất của các suy đoán vũ trụ học vô thần hiện đại. Điều chính yếu là, tất cả mọi người- từ Lu-xi-phe đến Richard Dawkins & Stephen Hawkings đến với bạn và tôi- phải quyết định bằng đức tin rằng vũ trụ thì tự có hoặc được tạo nên và giữ gìn bởi Đức Chúa Trời. Nhưng nó vẫn phải chấp nhận ‘bằng đức tin’ rằng Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên nó. Nhiều người nói với tôi rằng nếu Đức Chúa Trời chỉ ‘xuất hiện’ trước họ thì họ sẽ tin. Nhưng thông qua Kinh Thánh, nhiều người đã thấy và nghe về Đức Chúa Trời- điều đó đã không bao giờ là một vấn đề. Nhưng trọng tâm của vấn đề đó là họ có thể chấp nhận và tin cậy nơi Lời Ngài về Chính Ngài và họ không. Từ A-đam và Ê-va đến Ca-in và A-bên, đến Nô-ê, đến người Ai Cập vào Lễ Vượt Qua đầu tiên, đến dân Y-sơ-ra-ên vượt qua biển đỏ đến những người đã thấy các phép lạ của Chúa Giê-xu- “thấy” không bao giờ là kết quả của việc tin. Sự sa ngã của Lu-xi-phe thì cũng giống với điều này.

Quỷ đang làm gì ngày hôm nay?

Như vậy Đức Chúa Trời đã không tạo nên một ‘quỷ xấu’, nhưng Ngài đã tạo nên một thiên sứ khôn ngoan và quyền năng nhưng qua sự kiêu ngạo đã dẫn đến một sự nổi loạn nghịch cùng Đức Chúa Trời- và trong việc làm này đã trở nên sai lạc (trong khi vẫn còn) sự vinh quang cũ. Bạn, tôi và tất cả loài người đã trở thành một phần của sự tranh chiến này trong cuộc chiến đấu giữa Đức Chúa Trời và ‘kẻ thù’ của Ngài (quỷ). Chiến lược về phần của quỷ đó không phải là bước vào trong một áo choàng đen giống như “những người lái đen” trong bộ phim Lord of the Rings và đặt sự nguyền rủa tội lỗi trên chúng ra, nhưng với hào quang còn lại nó đơn giản là tìm kiếm để đánh lừa chúng ta về sự mua chuộc mà Đức Chúa Trời đã báo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.