Trong chương này chúng ta sẽ thấy cách nghiên cứu khoa học về vũ trụ trình bày cho chúng ta về vũ trụ học hoàn toàn giống với vũ trụ học trong Kinh Thánh. Không có hệ thống tôn giáo cổ điển nào ngoài hệ thống kinh thánh đối đáp rất gần với các bằng chứng khoa học được phơi bày ra trong suốt hai thế kỷ qua.
Vũ Trụ Học Của Tôn Giáo Cổ Điển
Rất nhiều tôn giáo cổ điển khẳng định các tính chất siêu nhiêu đối với các lực tự nhiên và cơ thể. Ví dụ một số tôn giáo cho rằng sự sáng tạo từ Trái Đất đến Mặt Trời, thường được biết đến là Đức Chúa Trời Tối Cao. Nói chung thì các tôn giáo cổ điển xem mặt trời như là một nguồn siêu tự nhiên và nguồn bảo tồn sự sống. Cách nhìn đó thì không hoàn toàn không đúng về mặt khoa học, vì khoa học đã cho chúng ta thấy sự phụ thuộc của sự sống trên trái đất vào mặt trời. Tuy nhiên, những tôn giáo cổ xưa, đã sai lầm một cách rất nghiêm trọng: họ thường cho rằng quyền năng siêu tự nhiên là ở bản thân của chính mặt trời, xem mặt trời như là một Thần. Các nhà khoa học từ chối giả thuyết đó như là điều “cổ điển” hoặc “mê tín”, được đặt cho thay vào “luật tự nhiên” hoặc “thứ tự vốn có trong vũ trụ,” hoặc “sự phụ thuộc lẫn nhau của vũ trụ” như là những lời mô tả đúng đắn về mối quan hệ giữa mặt trời và trái đất.
Kinh Thánh không đối lập với bằng chứng khoa học. Kinh Thánh cũng chối bỏ ý kiến về một thần mặt trời siêu nhiên. Kinh Thánh chấp nhận luật pháp, thứ tự và sự phụ thuộc lẫn nhau trong vũ trụ. Nhưng Kinh Thánh đi xa hơn khoa học và cho rằng nguồn của luật pháp, thứ tự và sự phụ thuộc lẫn nhau được thấy ở trong vũ trụ: là một Đức Chúa Trời cá nhân khôn ngoan, nhân từ, toàn năng. Kinh Thánh nhận thức được sự vô ích của việc đặt một nguồn của vũ trụ ở trong vũ trụ hoặc là một phần của vũ trụ. Cùng lúc đó, Kinh Thánh đi xa hơn khuôn mẫu khoa học, cho nên không thể nào định nghĩa được nguồn của thứ tự mà Kinh Thánh xem thấy.
Nguồn: Vũ Trụ Đến Từ Đâu?
Khi chúng ta xem xét nguồn gốc của vũ trụ, chúng ta sẽ thảo luận về khoa học và Kinh Thánh. Rất nhiều lần cả hai đều đồng ý với nhau. Tuy nhiên điều này không luôn xảy ra. Trong khi tất cả lẽ thật đến từ Đức Chúa Trời, là lẽ thật, các tiên đề và thuyết khoa học có thể đối nghịch lại với lẽ nhật ở nhiều mặt. Tác giả của Kinh Thánh là Đức Chúa Trời của lẽ thật; các nhà khoa học thì không thể là không sai được. Cho nên, khi các con người có thể phạm sai lầm khi dịch Kinh Thánh một cách không chính xác, cách nhìn của họ có thể đi ngược lại với sự chính xác của khoa học. Nơi mà Khoa Học và Kinh Thánh dường như là trái ngược nhau đó là ở nguồn gốc, chúng ta sẽ thảo luận những sự trái ngược đó và chỉ ra tại sao khoa học sai ở điểm đó và tại sao Kinh Thánh là đúng, cách mà cả hai có thể trùng với nhau. Có nhiều lúc dường như có một sự bất đồng, và bằng chứng không rõ ràng lúc đó. Đây là lúc mà thời gian mới là điều chứng minh được cả hai. Mặc dầu chúng ta muốn tóm lại rằng lẽ thật khoa học thì không bất đồng với những lẽ thật của Kinh Thánh.
Theo lý thuyết, việc của khoa học là quan sát thế giới tự nhiên và tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các quan sát đó. Khoa học thường nói rằng, “Điều này xảy ra,” hoặc “ Đây là giá trị của sự kiện hoặc quá trình này và nọ”. Tại sao và giá trị là những thuật ngữ thường được dùng liên quan đến triết lý hoặc tôn giáo đúng hơn là với khoa học. Trong thực tiễn, các nhà khoa học thường bước quá phạm vi của khoa học và cố gắng truyền tải những lời tuyên bố về các chủ đề mà khoa học định nghĩa là không thể nào giải quyết được. Nhà sinh học Jack Weed Sears cho rằng:
Khoa học chỉ giải quyết với những điều mà không giới hạn thời gian, có khả năng lặp lại nếu muốn, phụ thuộc được và mang tính vũ trụ. Với điều này tôi có ý rằng một nhà khoa học đang thực hiện các công việc thử nghiệm của mình với những hiện tượng xảy ra ngày hôm nay cũng giống như cách chúng xảy ra ngày hôm qua và cũng như cách nó sẽ xảy ra vào ngày mai. Khoa học không thể giải quyết những gì là độc nhất, điều mà chỉ xảy ra một lần, bởi vì khoa học phụ thuộc vào sự xác nhận không chỉ ở một lần thí nghiệm nhưng ở nhiều lần lặp đi lặp lại. Một nhà khoa học ở trong phòng thí nghiệm làm thí nghiệm này hôm nay và mong chờ có thể làm lại thí nghiệm đó với một kết quả tương tự.
Những Nguồn Gốc Có Thể Của Vũ Trụ
Mặc dầu một người có thể nghĩ rằng có khoảng hàng tá nguồn gốc có thể của vũ trụ, nhưng thực ra chỉ có ba mà thôi. Một khi chúng ta đã loại trừ ý tưởng rằng vũ trụ không hề tồn tại chút nào nhưng nó chỉ là ảo giác, chúng ta đối mặt với ba khả năng cho nguồn gốc của vũ trụ. Không là vấn đề nếu một người chọn ra bất cứ thuyết nào trong số hàng trăm thuyết về nguồn gốc. Việc này không cần đến một kiến thức khoa học vĩ đại để biết được ba khả năng sau đây: điều này chỉ cần có tư duy lô-gíc và điều đương nhiên. Ba khả năng đó là:
Vũ trụ không trường tồn mà chỉ bước vào trong sự tồn tại mà không có sự tồn tại nào trước đó.
Bản thân vũ trụ là trường tồn, mặc dầu nó đã bị thay đổi cấu trúc một vài lần, hoặc
Vũ trụ không trường tồn nhưng đã bắt đầu tồn tại một thời điểm nào đó và được tác động bởi một điều gì đó hoặc một vật gì đó hơn là bản thân chính nó.
Vấn đề thực tế ở đây là, khả năng một và ba là sự khác biệt của một kiểu ý tưởng tương đương như vậy chúng ta có thể thu hẹp các khả năng thành hai khả năng: vũ trụ là trường tồn hoặc không trường tồn. Chúng ta đầu tiên sẽ giải quyết với ý tưởng là vũ trụ là một ảo giác, và sau đó chúng ta sẽ quan tâm chủ yếu đến khả năng hai và ba, vì khoa học và Kinh Thánh cả hai đều đồng ý rằng một thứ không thể nào tạo ra chính mình hoặc có một sự tồn tại có giới hạn (không trường tồn) mà không có bất kỳ tác động nào cả.
Có phải vũ trụ là một ảo giác? Hầu hết mọi người bật cười với ý tưởng rằng vũ trụ chỉ là một ảo giác, nhưng một số triết lý gia và người nghiên cứu tôn giáo đã tranh luận đối với ý tưởng rằng vũ trụ, hoặc tất cả những gì tồn tại mà chúng ta biết đến, là ảo giác. Một số khẳng định rằng thế giới chúng ta thấy xung quanh mình và chúng ta đang sống trong đó thì không phải là một thế giới thật nhưng nó chỉ là một cái bóng, hoặc giấc mơ hoặc ảo giác hoặc suy nghĩ về một thần trường tồn và ở khắp mọi nơi. Những người suy nghĩ như vậy thường nói rằng những câu nói đó về nguồn gốc của vũ trụ thì rất điên rồ bởi vì dù sao thì vũ trụ cũng không thực tự tồn tại.
Chúng ta có thể trả lời với người suy nghĩ như vậy một cách đơn giản. Người đó có tin vào bất cứ điều gì tồn tại không? Nếu người ấy tin, thì người ấy tin điều gì thật sự tồn tại (Đức Chúa Trời, bản thân người ấy, v.v)? Ngay sau khi người ấy nói cho bạn biết điều người ấy thật sự tin là có sự tồn tại thật, thì chúng ta hỏi người ấy, “Điều thật sự đó đến từ đâu? Nguồn gốc của điều đó là gì?” Chúng ta bây giờ đối mặt với người ấy với những khả năng tương tự và chúng ta sẽ khám phá ở đây: điều thật này đã được tạo nên một cách ngẫu nhiên mà không có tác động nào; nó là trường tồn, hoặc nó có được tạo nên bởi một điều gì đó hoặc một ai đó ở ngoài chính bản thân nó.
Vũ trụ đã tự tạo nên chính mình đúng không? Quay lại với ba khả năng có thể của chúng ta về nguồn gốc của vũ trụ, chúng ta thấy rằng khả năng thứ nhất có thể được giải thích một cách dễ dàng bởi vì nó đưa ra một giả thuyết không khoa học và không theo Kinh Thánh tức là một điều gì đó (vũ trụ) không đến từ một cái gì hết (tự tạo ra). Nhà triết lý Cơ Đốc Nhân Richard Purtill bình luận trên những vấn đề rõ ràng với một khả năng khác:
Tất nhiên sự lựa chọn thật nằm giữa khả năng số hai và ba, vì hầu như không ai chọn khả năng đầu tiên một cách nghiêm túc. Bởi vì điều này sẽ giúp ích sau, chúng ta sẽ thấy ngắn gọn tại sao sự lựa chọn đầu tiên thì không hợp lý. Một điều mà chúng ta có thể nói về sự có thể của vũ trụ đơn giản bước vào trong sự tồn tại không từ một nguyên nhân gì tức là tuyên bố rằng sự không có gì đến từ sự không có gì…nhưng cho rằng một ai đó từ chối sự không thể tin được của một điều gì đó đến từ sự không có gì. Chúng ta có thể nói gì với người đó? Chúng ta tất nhiên có thể thách thức người đó đưa ra một ví dụ về một điều gì đó đến từ sự không có gì, và nếu người có thể làm được điều đó, người đó có thể bày tỏ ra một sự hiểu nhầm về điều mà người đó đang chối bỏ. Ví dụ người đó có thể trích dẫn ra một lý thuyết về sự sáng tạo liên tục được tạo nên bởi những nhà khoa học vũ trụ học. Nhưng lý thuyết này không tuyên bố rằng vấn đề đó bước vào trong sự tồn tại từ sự không có gì, nhưng nói rằng trong một số lĩnh vực nhất định vấn đề không gian được hình thành từ năng lượng, giống như là các giọt sương gọp lại từ hơi nước. Thậm chí nếu lý thuyết này đúng thì nó cũng sẽ nghịch lý với nguyên tắc rằng sự không có gì đến từ sự không có gì thay vào sự tạo nên của các giọt sương từ hơi nước.
Tuy nhiên, cứ cho rằng người khước từ vấn đề đó đã không dừng lại ở sự hiểu sai và người đối lập vẫn tiếp tục duy trì một cách nghiêm túc rằng một số điều có thể nhảy vào trong sự tồn tại mà không có bất cứ lý do nào cả. Chúng ta có thể chỉ ra rằng nếu điều này đã xảy ra vào lúc ban đầu của vũ trụ, sẽ không có lý do gì nó không xảy ra bây giờ. Chúng ta có thể chỉ ra rằng không ai có thể nghiêm túc tin rằng bất cứ điều gì- một trái bóng rổ, một hành tinh, thậm chí một hạt tuyết đã đơn giản nhảy vào trong sự tồn tại mà không từ một điều gì cả. Sự không có khả năng của những điều này là một sự kết luận cơ bản về suy nghĩ cố kết về vũ trụ. Bởi vì nếu bất cứ giải thích về sự tồn tại của bất cứ điều cụ thể nào có thể nó chỉ nhảy vào trong sự tồn tại mà không có lý do, và nếu sự giải thích cuối cùng về mọi điều chỉ là như vậy thôi, thì tất cả sự giải thích đều bị phá hoại. Như vậy để giữ thuyết về sự tự nhảy vào về nguồn gốc của vũ trụ tức là từ bỏ bất kỳ hy vọng cho tính hợp lý hoặc điều có thể hiểu được trong vũ trụ. Nếu một ai đó tuyên bố giữ cách nhìn này thì người đó không thể nào đạt đến sự tranh luận có lý, bởi vì người đó đã từ bỏ tính hợp lý rồi. Nhưng nếu một người nào đó đã từ bỏ tính hợp lý, người đó không có lý do nào để giữ bất kỳ quan điểm nào, và không có lý do cho bất kỳ hành động nào ngoại trừ sự nồng nhiệt tức thời hoặc lòng ham muốn. Người đó theo hiệu ứng thì bước ra khỏi loài người và đi xuống dưới trình độ của động vật. Đây là một phương cách đối với một số vấn đề, nó cũng giống như là vấn đề tự tử.
Như vậy, thì các sự lựa chọn thực sự của chúng ta liên quan đến nguồn gốc của vũ trụ đó là nó chỉ có thể là luôn trường tồn (luôn tồn tại), hoặc nó đã có một sự bắt đầu.
Vũ trụ có trường tồn hay không? Hầu hết mọi người tuyên bố rằng vũ trụ trường tồn không thật sự tin rằng vũ trụ đã không có một lúc bắt đầu. Họ thường nói rằng nó “trường tồn” bởi vì họ không thể tưởng tượng ra một thời gian nào đó mà vũ trụ không tồn tại. Vũ trụ này là sự đo lường duy nhất mà họ quen với, và điều này dường như không thể để suy nghĩ về một lúc mà điều đang tồn tại ở đây, đã không tồn tại. Nhưng khi một người suy nghĩ một cách sâu sắc hơn, điều đó cũng giống như là kéo dãn tâm trí để nhận thức về một vũ trụ trường tồn cũng giống như việc cố gắng và tưởng tượng điều có thể đã tồn tại trước vũ trụ của chúng ta. Cả hai nguyên lý được nêu lên hoàn toàn vượt quá kinh nghiệm có giới hạn của chúng ta.
Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, nghiên cứu khoa học đang tăng sự ủng hộ về một sự bắt đầu rõ ràng của vũ trụ hiện tại của chúng ta. Nhưng trước đó chúng ta đối mặt với bằng chứng đó, dựa vào căn bản nào mà một số người vẫn mặc nhận một vũ trụ trường tồn? Những người như thế thường là một trong hai trường phái: họ có một tiên đề tôn giáo mà cho rằng có một vũ trụ trường tồn, hoặc, họ suy nghĩ một cách nhầm lẫn rằng bằng chứng khóa học ủng hộ về thuyết vũ trụ trường tồn.
Những người chấp nhận một vũ trụ trường tồn bởi vì sự hiểu sai về bằng chứng khoa học cho thấy sự không hiểu biết về hai định luật vật lý căn bản nhất: luật về sự bảo toàn động lượng (“tổng khối lượng vật chất và động lượng trong vũ trụ này không được tạo ra và cũng không được phá hủy”) và định luật en-trô-pi (“Mỗi quá trình trong vũ trụ có xu hướng đến việc mất năng lượng không thể khôi phục được”). Tiến sỹ Henry Morris mô tả hai luật này và sự tương đương của chúng đối với câu hỏi về nguồn gốc của vũ trụ:
Nguyên lý cơ bản của tất cả khoa học vật lý đó là sự bảo tồn và và sự mất đi của năng lượng. Định luật về bảo toàn năng lượng mô tả rằng trong bất sự sự chuyển đổi năng lượng nào trong một hệ thống khép kín từ một loại này đến loại khác, tổng khối lượng của năng lượng vẫn không thay đổi, Một luật tương tự đó là luật về sự bảo toàn động lượng, luật này cho rằng mặc dầu vật chất có thể bị thay đổi theo kích thước, trạng thái và hình thức…tổng động lượng không thể bị thay đổi. Nói cách khác, những luật này dạy chúng ta rằng không có sự tạo thêm hoặc phân hủy đi về vật chất hoặc năng lượng được thực hiện ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ vật lý… Luật bảo toàn vật chất và năng lượng này cũng được biết đến là định luật về nhiệt động lực học đầu tiên và hầu như không có sự đối lập nào với định luật cơ bản và quan trọng nhất của tất cả khoa học vật lý.
Định luật thứ hai của nhiệt động lực học, của hầu như là sự quan trọng nhất, nói ra định luật hệ luận của sự mất đi năng lượng. Ở trong bất kỳ sự chuyển đổi hoặc thay đổi năng lượng, mặc dầu tổng lượng năng lượng vẫn không thay đổi, tổng năng lượng có ích và có sẵn mà năng lượng sở hữu luôn giảm xuống. Nguyên lý này cũng được coi là luật của sự tăng entropy, entropy là một trừu tượng toán học mà thực ra là một sự đo lường của sự không sẵn có của năng lượng trong một hệ. Một nguyên tắc tương tự được áp dụng có tất cả ngôi sao trong vũ trụ, để mà vật lý vũ trụ thì vượt xa hơn sự nghi vấn, già đi, cũ đi và xuống cấp.
Nhưng luật này rõ ràng chứng minh tương đương với lẽ thật cần thiết rằng vũ trụ có một sự bắt đầu rõ ràng. Nếu vũ trụ già đi, thì đã phải có một lúc nó trẻ hơn; nếu vũ trụ cũ hơn, thì phải có một lúc là nó đã mới; và nếu nó xuống cấp đi, thì lúc ban đầu nó phải được nâng cấp.
Thuyết Big-Bang
Khoa học vũ trụ hiện đại đang tập trung vào thuyết Big Bang để giải thích nguồn gốc của vũ trụ. Thuyết này nói rằng vũ trụ được bắt đầu với một vụ nổ lớn, mang đến các lời giải thích mang tính thuyết phục về một số hiện tượng có thể quan sát được. Đầu tiên, sự thay đổi về ánh sáng màu đổ đến từ các dãy thiên hà khác cho thấy rằng (theo hiệu ứng Doppler) những thiên hà ở xa đang di chuyển càng xa chúng ta với tốc độ nhanh hơn những thiên hà ở gần chúng ta. Khi một người tính toán những tốc độ này ngược lại, nó cho thấy rằng tất cả dãy thiên hà được bắt nguồn từ một điểm trong không gian và thời gian. Thứ hai, vào năm 1965, các nhà thiên văn học đã khám phá ra các sóng radio nhẹ giống nhau từ bất kỳ hướng nào của vũ trụ. Điều này bây giờ được cho là “tiếng vang” của vụ nổ lớn Big Bang.
Mặc dầu ý tưởng về vũ trụ có một điểm bắt đầu đã xung khắc với nhiều nhà khoa học vô thần, họ bắt đầu chấp nhận rằng, với tất cả mọi thứ, những sự thật này bắt buộc sự từ bỏ thuyết của Steady State về vũ trụ. Chú ý rằng nhà thiên văn học thiên về thuyết không thể biết Robert Jastrow đã nói rằng bằng chứng chỉ đến một kết luận: “Vũ trụ đã có một sự bắt đầu”.
Kết luận này đã không được chấp nhận một cách dễ dàng. Phillip Morrison của MIT đã phát biểu trong một đoạn phim BBC về vũ trụ học, “Tôi thấy khó để chấp nhận thuyết nổ lớn Big Bang, tôi muốn khước từ điều đó.” Và nhiều nhà khoa học khác đã nói nhiều về điều giống như thế này. Nhưng các sự thật không thể bị bỏ qua, và Jastrow tiếp tục nói,
Đây là một sự phát triển cực kỳ lạ, không được nghĩ tới bởi tất cả những nhà thần học. Họ luôn luôn chấp nhận lời của Kinh Thánh: Lúc ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên trời và đất…Đối vơi một nhà khoa học người đã sống bằng đức tin của mình nơi quyền năng của lý lẽ, câu chuyện kết thúc giống như là một giấc mơ xấu. Ông đã lên đến các ngọn núi của sự ngu ngốc; ông gần như sắp đạt được đỉnh cao nhất, và đã kéo mình ra khỏi ngọn đá cuối cùng, ông được chào mừng bởi nhóm nhà thần học người đã ở đó trong nhiều thế kỷ rồi.
Nhưng thuyết Big Bang không hoàn toàn thỏa mãn đối với nhiều người Cơ Đốc. Đầu tiên, nó cho rằng vũ trụ có độ tuổi khoảng từ 10 đến 15 tỷ năm, được cho là rõ ràng có độ tuổi cao hơn nhiều bởi những người ủng hộ sự tạo nên gần đây. Thứ hai, thuyết này có thế được tăng thêm trong việc cho rằng thực sự không có “sự bắt đầu”; rất hiếm khi chúng ta cùng một pha về sự dao động của vũ trụ. Ví dụ, nếu có đủ vật chất trong vũ trụ, lực kéo của lực hút trái đất sẽ làm chậm sự mở rộng của nó sang điểm khoảng tầm 70 tỷ năm- khi mọi thứ sẽ dừng sự ném ở bên ngoài và bắt đầu dao động. Cuối cùng nó sẽ sụp đổ xuống ở dạng vật chất trước vụ nổ Big Bang và sau đó lại nổ thêm một lần nữa. Trong khi một vòng tuần hoàn như vậy không loại trừ một Đấng Sáng tạo, các nhà vô thần đã loại bỏ từng phần của các cơ sở lý thuyết thật để tuyên bố rằng vũ trụ dao động vĩnh viễn cũng không đòi hỏi một Đấng Sáng Tạo. Nói cách khác, nếu vũ trụ không chứa đủ vật chất cho lực hút dẫn tới sự mở rộng của nó (và sự quan sát trong hiện tại đã không khám phá ra đủ), thì chỉ có duy nhất một vũ trụ…với một sự bắt đầu.
Như vậy chúng ta thấy bằng chứng khoa học hướng đến hai sự thật: vật chất là không được tạo thêm hay bị phá hủy đi, và mỗi quá trình trong vũ trụ có xu hướng mất đi nguồn năng lượng sẵn có. Hiện tượng mà có thể chứng minh cho hai luật này đó là lời chứng cho sự thật rằng vũ trụ không phải là trường tồn nhưng đã có một điểm bắt đầu.
Vũ trụ có một điểm bắt đầu. Chúng ta đã có một số quan sát quan trọng về mặt khoa học và Kinh Thánh trong chương này. Chúng ta khẳng định rằng vũ trụ học theo Kinh Thánh và Khoa Học có nhiều sự tương đồng với nhau và với lẽ thật hơn là một trong hai với bất kỳ tôn giáo hoặc vũ trụ học không tôn giáo nào khác. Có rất nhiều đã được viết về “vũ trụ học kinh thánh”. Nhiều người đã cố gắng nói rằng Kinh Thánh là vũ trụ học xem trái đất là trung tâm. Người khác đã nói, “không, nhưng chúng ta không thể nói nó là điều gì”. Tôi nghĩ rằng đa số mọi người ngày hôm nay đã nói rằng Kinh Thánh không mang tới một nghiên cứu về vũ trụ, mặc dù rõ ràng nó có dạy về vũ trụ học. Vũ trụ học là cách mà theo nguyên tắc được hiểu và liên quan đến cấu trúc và sự tổ chức của vũ trụ. Một nghiên cứu về vũ trụ phải liên quan đến nguồn gốc của nó (xem Rejer Hooykaas, Religion and the Rise of Modern Science, Eerdmans).
Chúng ta đã thấy rằng việc tin rằng vũ trụ là ảo tưởng là không lô-gíc. Chúng ta sau đó đã thấy được rằng nó không có nghĩa theo khoa học hay lô-gíc để nói rằng vũ trụ tạo nên chính nó. Chúng ta vừa mới thảo luận về những suy luận khoa học sau khi khước từ một thuyết về vũ trụ trường tồn. Chúng ta cuối cùng được để lại với một khả năng để hiểu về mặt khoa học và Kinh Thánh: vũ trụ được tạo nên (có một nguồn gốc) và được tạo nên bởi một điều gì đó và một người nào đó ở ngoài bản thân chính nó. Phần còn lại của sách này sẽ liên quan dến sự quan sát đó.
Đây là một sự phát triển rất kỳ lạ, không được nghĩ tới bởi tất cả những nhà thần học. Họ luôn luôn chấp nhận lời Kinh Thánh: Lúc ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên trời và đất…Đối với một nhà khoa học người đã sống bằng đức tin của mình nơi quyền năng của lý lẽ, câu chuyện kết thúc giống như là một giấc mơ xấu. Ông đã lên đến các ngọn núi của sự ngu ngốc; ông gần như sắp đạt được đỉnh cao nhất, và đã kéo mình ra khỏi ngọn đá cuối cùng, ông được chào mừng bởi nhóm nhà thần học người đã ở đó trong nhiều thế kỷ rồi.