Bây giờ chúng ta quay lại xem xét ba sự kiện mà người tin sẽ tham dự vào sau khi Đấng Christ đến để mang họ về với chính Ngài trong khi sự phán xét được đổ ra trên đất.
Tòa phán xét của Đấng Christ là một chủ đề mang đến nhiều bối rối giữa những người tin. Hầu hết những người tin biết rằng có một thứ được gọi là tòa phán xét của Đấng Christ và hình dung nó như một cảnh tượng hãi hùng nơi mà tất cả tội lỗi mà họ đã cất giấu thành công trong suốt cuộc đời sẽ được bày tỏ ra. Những người khác xem nó như là một thời điểm các tội lỗi chưa được xưng nhận trong cuộc sống được trả giá và chịu sự trừng phạt tương ứng. Hai đoạn Kinh Thánh đặc biệt thích hợp cho suy xét của chúng ta đó là.
Bởi có chép rằng: Chúa phán: Thật như ta hằng sống, mọi đầu gối sẽ quì trước mặt ta, Và mọi lưỡi sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời. Như vậy, mỗi người trong chúng ta sẽ khai trình việc mình với Đức Chúa Trời. (Rô-ma 14:11-12)
Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt. (2 Cô-rinh-tô 5:10).
Thời Điểm Của Tòa Phán Xét Của Đấng Christ
Rõ ràng là tòa án phán xét của Đấng Christ sẽ xảy ra sau thời điểm mà các người tin được cất lên để ở cùng Đấng Christ bởi vì là phần thưởng theo sau sự sống lại. Nguyên tắc này nêu lên rõ ràng ở trong Lu-ca 14:14 khi Chúa Giê-xu có xung đột với những người Pha-ri-si bằng việc khuyến khích những chủ nhà mời những người nghèo, người tàn tật, què quặt và những người mù vào trong bữa tiệc lớn của mình. Những người nghèo này không có cách nào có thể nào trả lại cho người chủ những chi phí của mình. Chúa Giê-xu phán”đến kỳ kẻ công bình sống lại, ngươi sẽ được trả.” Nói cách khác, sẽ đến một lúc khi tất cả những hành động công bình sẽ được đền đáp. Thời điểm khen thưởng này sẽ được thực hiện khi mà những người công bình được sống lại. Thời điểm khen thưởng này tức là tòa án phán xét của Đấng Christ.
Khi chúng ta sử dụng từ phán xét, thường nó nằm trong một ngữ cảnh hình phạt trong đó có một ai đó đã làm điều gì sai và được gọi đến để chịu trách nhiệm với những hành động sai trái của mình. Tuy nhiên, điều đó không phải là trường hợp tại tòa án phán xét của Đấng Christ. Mục đích của nó không mang tính chất trừng phạt, đó là trừng phạt những người tin về những tội lỗi mà trước đây họ đã không được giải quyết. Trong các đoạn Rô-ma 5 và 2 Cô-rinh-tô 5 khi mà Phao-lô sử dụng thuật ngữ chúng ta, mọi người, vân vân… ông ấy đang ám chỉ đến những người tin. Tại tòa án phán xét của Đấng Christ chỉ có sự hiện diện của những người tin. Những người không tin sẽ có mặt tại ngôi phán xét lớn màu trắng, điều này sẽ xảy ra vào một ngàn năm sau đó. Cho nên đối tượng của tòa án phán xét của Đấng Christ chỉ là những người đã tin nơi Chúa Giê-xu Christ là Chúa Cứu Thế cho chính bản thân mình. Đây là lúc mà họ sẽ xuất hiện ở trước Đấng Cứu Rỗi của họ “Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt.” (2 Cô-rinh-tô 5:10). Nhưng nhiều hơn điều này sau đó
Quan Xét Của Sự Phán Xét: Chúa Giê-xu Christ
Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ.
…Vì chúng ta hết thảy sẽ ứng hầu trước tòa án Đức Chúa Trời. (2 Cô-rinh-tô 5: 10, Rô-ma 14:10)
Từ những phần này của hai câu trên rõ ràng rằng sự đoán xét này sẽ được thực hiện trước mặt Chúa Giê-xu, Con của Đức Chúa Trời, ở trong tay Ngài nơi Đức Chúa Cha đã ủy thác cho sự phán xét này. Sự nắm quyền của Ngài ở trong sự phán xét là một phần của sự tôn cao và Ngài đã được ủy thác quyền để bày tỏ quyền năng thánh khiết của Ngài ở trong sự phán xét. Sự thật rằng quan xét không phải ai khác mà là Chúa Giê-xu Christ đảm bảo rằng sự phán xét sẽ khách quan, tỉ mỉ và hoàn toàn công bình. Đó là Chúa Giê-xu Đấng sẽ đưa ra sự đoán xét đối với những người Ngài đã chết cho và thuộc về Ngài.
Có bốn điều cơ bản- hai điều tiêu cực và hai điều tích cực- ở trong sự đoán xét sẽ được nêu ra tại tòa án của Đấng Christ. Những điều cơ bản tiêu cực của lời phán xét là: (1) nó không quyết định sự cứu rỗi bởi vì chỉ có những người tin mới ở đó. Bởi vì chỉ có những người tin ở đó, cơ sở của sự phán xét này không thể quyết định được sự cứu rỗi của những con người. Sự cứu rỗi đã được xác định trong khi những người đó vẫn còn sống trên đất và đã nhận Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu Rỗi của mình ra khỏi tội lỗi. (2) Đó không phải là một sự đoán xét hoặc trừng phạt tội lỗi hoặc nhiều tội lỗi bởi vì các tội lỗi của những người tin đã được phán xét rồi. Một khái niệm sai lầm thông thường nhất liên quan đến tòa án của Đấng Christ đó là sẽ có một sự phán xét mà tại đó các người tin sẽ được gọi vào và chịu trách nhiệm cho những tội lỗi được thực hiện sau khi họ đã được cứu, đặc biệt là cho bất cứ tội lỗi nào mà họ đã không xưng nhận, cho dù cố ý hoặc không biết. Điều đó không phải là trường hợp này bởi vì sự trả giá của Đấng Christ cho những tội lỗi này là một lần đủ cả. Điều cần được nhớ đó là tội lỗi của mỗi người tin là tương lai so với thời điểm khi Đấng Christ chịu chết. Hình phạt cho tội lỗi của mỗi người tin trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều đã được trả hết bởi một của lễ dâng một lần đủ cả của Đấng Christ. Điều đó có nghĩa rằng không còn tội lỗi nào cho những người tin phải trả bất cứ điều gì. Chúa Giê-xu đã trả TẤT CẢ! Tòa án phán xét của Đấng Christ sẽ không còn là một sự điều tra là các “lớp vấy bẩn” của những người tin được phát hiện ra và được trải ra trước cái nhìn của công chúng.
Những điều cơ bản tích cực về tòa án phán xét của Đấng Christ đã là:
(1) điều đó bày tỏ tính cách công chính cần thiết của những người tin. Hơn là bày tỏ những tội lỗi thầm kín của những người tin, tòa án phán xét của Đấng Christ sẽ bày tỏ ra sự công bình của họ và chứng minh rằng họ chính thức thuộc về nước Thiên Đàng cùng với Chúa Giê-xu mãi mãi.
(2) Điều này có mục đích là nhận những phần thưởng đối với những quản gia Cơ Đốc. Đây là điều Phao-lô nhấn mạnh khi ông nói:
Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt. (2 Cô-rinh-tô 5:10)
Sự nhấn mạnh thường được lấy ra từ câu này đó là những người tin sẽ đứng trước sự tòa án phán xét của Đấng Christ với một sự kính sợ lớn bởi vì tất cả những thiếu sót và thất bại trong cuộc sống của người ấy đều được nhắc lại ở trước mọi người trên thiên đàng. Sau đó sẽ có những giọt nước mắt hối hận khi những người tin khóc lóc về sự thất bại của mình trong việc chia sẻ phúc âm hoặc làm một số việc làm tốt. Tuy nhiên, tòa án của Đấng Christ không phải để trừng phạt. Một số người sẽ nhận nhiều phần thưởng hơn những người khác nhưng sẽ không có sự ganh tỵ hay ghen ghét hay hối hận về những phần thưởng không được nhận. Chỉ việc ở trên thiên đàng đời đời cùng với Chúa Giê-xu bản thân nó đã là một phần thưởng đủ rồi!
Mục Đích Của Việc Phán Xét
Có hai mục đích cho tòa án Đấng Christ- một mục đích là cho hiện tại và một mục đích khác là cho tương lai. Phao-lô bày tỏ cho chúng ta mục đích của tòa án Đấng Christ trong hiện tại:
Vậy chúng tôi biết Chúa đáng kính sợ, nên tìm cách làm cho người ta đều tin.
(2 Cô-rinh-tô 5:22)
“Chúa đáng kính sợ” không phải là điều gì đó sợ hãi hoặc kinh khiếp. Đó là chữ “sợ” trong chữ “đáng kính sợ” của Đức Chúa Trời. Nó liên quan đến uy quyền và sự toàn năng của Ngài. Bởi vì Đức Chúa Giê-xu Christ là Quan Xét tại tòa án cho những người tin, điều khôn ngoan duy nhất để họ làm trong hiện tại là tìm kiếm việc thuyết phục tất cả con người tiếp nhận Ngài là Đấng Cứu Rỗi riêng của họ. Mục đích của tòa án Đấng Christ cho hiện tại đó là để thúc đẩy chúng ta trong việc trung tín làm những chứng nhân cho Ngài.
Mục đích của tòa án Đấng Christ có hai mặt. Mục đích thứ nhất đó là để xác nhận đặc tính và động cơ của các công việc của những người tin. Phao-lô viết:
Công việc của mỗi người sẽ bày tỏ ra. Ngày đến sẽ tỏ tường công việc đó; nó sẽ trình ra trong lửa, và công việc của mỗi người đáng giá nào, lửa sẽ chỉ ra. Ví bằng công việc của ai xây trên nền được còn lại, thì thợ đó sẽ lãnh phần thưởng mình. Nếu công việc họ bị thiêu hủy, thì mất phần thưởng. Còn về phần người đó, sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy. (1 Cô-rinh-tô 3: 13-15)
Các câu theo sau lập tức, Phao-lô chỉ ra rằng có hai loại vật chất mà người tin có thể sử dụng để xây dựng trên nền tảng “Vì, chẳng ai có thể lập một nền khác ngoài nền đã lập, là Đức Chúa Jêsus Christ.” (I Cô-rinh-tô 3:11). Những vật chất có thể bị phá hủy-“gỗ, cỏ khô, rơm rạ”-và những vật chất không thể bị phá hủy “vàng, bạc, bửu thạch”. Tòa án của Đấng Christ sẽ xác định công việc “loại nào” là của những người tin. Có thể một người tự cho mình công việc của “rơm rạ”, có thể dường như gây ấn tượng với một số người trong cuộc sống này, nhưng tại tòa án của Đấng Christ tất cả đều sẽ biến mất. Người khác có thể tự cho mình một số không việc “vàng cục” nhỏ, có thể không gây ấn tượng gì đối với con người cả nhưng sẽ vẫn còn lại đời đời và mang lại phần thưởng đời đời của Đức Chúa Trời.
Mục đích thứ hai của tòa án Đấng Christ là mang đến một trong hai quyết định: (1) Sự mất đi phần thưởng hoặc (2) nhận phần thưởng. Phao-lô mô tả sự mất đi các phần thưởng khi viết:
Song tôi đãi thân thể mình cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng. (1 Cô-rinh-tô 9: 27)
Trong lời phát biểu này Phao-lô không bày tỏ sự sợ hãi rằng ông có thể sẽ mất đi sự cứu rỗi của mình. Thế nhưng, ông nêu lên khả năng của việc đứng trước tòa án Đấng Christ và “không được chấp nhận”. Trong cả ngữ cảnh của các tuyên bố của Phao-lô ông đang nói về việc nhận phần thưởng và ông không muốn đến trước Quan Xét và không được chấp nhận việc nhận một phần thưởng.
Có năm phần thưởng hoặc mão triều thiên có thể được ban cho những người tin ở tại tòa án Đấng Christ. Chúng là (1) một mão triều không hay hư nát (1 Cô-rinh-tô 9:25), được ban cho những ai làm chủ được những mong muốn xác thịt của mình, (2) mão triều của niềm vui (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:10) cho những người là người chiến thắng về mặt tâm linh, (3) mão triều của sự sống (Gia-cơ 1:12) cho những người đã chịu nổi thử thách, (4) mão triều của sự công bình (2 Ti-mô-thê 4:8) đối với những người yêu mến sự hiện đến của Ngài, và (5) mão triều vinh quang (1 Phi-e-rơ 5:4) đối với những người bằng lòng chăm bón cho bầy chiên của Đức Chúa Trời. Những mão triều này (hoặc, hoặc vương miện, từ chữ diadema) là những phần thưởng liên quan đến vinh hiển và những chân giá trị và được dành cho những người chiến thắng thế giới, thể xác và ma quỷ. Những mão triều này không phải là cho vinh quang đời đời của những người nhận nhưng cho vinh quang của Đức Chúa Trời Đấng ban cho điều ấy. Trong tất cả những người có thể nhận các mão triều trên giống như là hai mươi bốn trưởng lão (Khải Huyền 4:4), sẽ quăng mão triều họ đến chân của Chúa Giê-xu trong một hành động tôn thờ và kính yêu.
Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh, để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch, đặng tỏ ra hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được ở trước mặt Ngài. (Ê-phê-sô 5: 25-27)
Khi mô tả sự công bình của những người tin và ban cho họ những phần thưởng cho sự trung tín của họ, những người tin (hội thánh) sẽ được dâng bởi Đức Chúa Cha như là một món quà cho Con Trai để trở thành Cô Dâu của Con Trai đời đời. Sau đó một nàng dâu thánh khiết và không tì vết sẽ được đưa đến cho Chàng Rể người mới đây là Quan Xét của Nàng. Sau đó sự kiện quan trọng tiếp theo xảy đến, những người tin sẽ tham dự vào lễ cưới chiên con.
Đoạn, tôi lại nghe có tiếng như một đám đông vô số người, khác nào tiếng nước lớn hoặc như tiếng sấm dữ, mà rằng: A-lê-lu-gia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta, là Đấng Toàn năng, đã cầm quyền cai trị. Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn, đã cho người được mặc áo sáng láng tinh sạch bằng vải gai mịn (vải gai mịn tức là công việc công bình của các thánh đồ). Thiên sứ phán cùng tôi rằng: Hãy chép: Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con! Người lại tiếp rằng: Đó là những lời chơn thật của Đức Chúa Trời.
(Khải Huyền 19: 6-9a; cũng xem Ma-thi-ơ 25: 1-13, 22: 1-14; Lu-ca 12: 35-41)
Cần phải phân biệt giữa hai sự kiện: (1) lễ cưới Chiên Con và (2) Tiệc cưới Chiên Con. Lễ cưới chiên con là một sự kiện diễn ra ở trên thiên đàng theo sau tòa án của Đấng Christ mà trong đó thân thể của những người tin (hội thánh) đời đời hiệp nhất với Đấng Christ. Tiệc cưới Chiên Con được diễn ra ở trên đất khi Đấng Christ trở lại với Nàng Dâu của Ngài để thành lập vương quốc. Tiệc cưới Chiên Con là một biểu tượng ngụ ý cho toàn bộ giai đoạn một nghìn năm dân Y-sơ-ra-ên được mời trong suốt giai đoạn khổ cực. Hầu hết những người Y-sơ-ra-ên sẽ khước từ lời mời cho nên họ sẽ bị đuổi ra. Tuy nhiên nhiều người sẽ chấp nhận lời mời và sẽ được nhận vào trong vương quốc để tham dự tiệc cưới Chiên Con. Bởi vì sự khước từ của Y-sơ-ra-ên đối với lời mời, những lời mời vì thế cũng sẽ đi đến những người ngoại đạo trong quá trình khổ cực. Những người Ngoại Đạo chấp nhận những lời mời sẽ được bước vào trong vương quốc một nghìn năm và sẽ tham dự tiệc cưới Chiên Con. Hãy cùng xem lễ cưới Chiên Con.
Thời Điểm Của Lễ Cưới Chiên Con
Từ đoạn văn này được trích dẫn ở trên (đặc biệt là ở Khải Huyền 19:7), rõ ràng là Lễ Cưới Chiên Con được diễn ra vào giữa thời điểm các người tin được cất lên để ở cùng với Chúa Giê-xu (Sự Cất Lên của Hội Thánh) và thời điểm mà Ngài sẽ trở lại thế gian với những người tin (hội thánh) để thành lập vương quốc. Điều này diễn ra trên thiên đàng trong suốt giai đoạn phán xét và sẽ đổ ra trên đất. Trong nghiên cứu gần đây của chúng ta chúng ta đã thấy rằng lễ cưới Chiên con theo sau bởi tòa án Đấng Christ (Sáng Thế Ký 19:8) và sự hiện diện của những người tin đến Đấng Christ như là Nàng Dâu trong sạch và thánh khiết của Ngài. Điều này xảy đến trước khi Đấng Christ trở lại vào trong thế gian để thành lập vương quốc của Ngài (kỳ trông đợi thứ hai).
Nơi Diễn Ra Lễ Cưới Chiên Con
Các đạo binh trên trời đều mặc vải gai mịn, trắng và sạch, cỡi ngựa bạch theo Ngài.
(Khải Huyền 19:14)
Lễ cưới của Chiên Con phải được diễn ra ở trên thiên đàng bởi vì lễ theo sau tòa án Đấng Christ. Từ thiên đàng (không trung) Đấng Christ đến với những người tin Ngài (Hội Thánh) khi Ngài trở lại trên thế gian để thành lập vương quốc Ngài. Không có nơi nào khác sẽ phù hợp hơn cho những người thuộc về thiên đàng (xem Phi-líp 3:20).