Skip to content
Home » Chúa Có Thật Không? Làm Thế Nào Để Nhận Ơn Phước Từ Ngài?

Chúa Có Thật Không? Làm Thế Nào Để Nhận Ơn Phước Từ Ngài?

Dấu hiệu xưa của Áp-ra-ham

Chúa có tồn tại không? Khi bạn và tôi chỉ sống một số năm ngắn ngủi và sau đó chết đi thì việc chúng hỏi câu này là rất đáng! Nhưng không chỉ là cuộc sống chúng ta rất ngắn ngủi, cuộc sống chúng ta cũng khó khăn và đầy nỗi u sầu. Có bất kỳ ơn phước nào từ Chúa này (nếu Ngài có thật) cho bạn và tôi không? Câu trả lời cho câu hỏi này đơn giản hơn những gì bạn nghĩ và nó đến từ một người đàn ông xa xưa trong lịch sử- Áp-ra-ham.

Áp-ra-ham là một trong những người quan trọng nhất trong Kinh Thánh. Ông sống cách đây 4000 năm- và điều này khiến ông trở thành một trong những người cổ xưa nhất của lịch sử được lưu lại. Nhiều đất nước ngày hôm nay truy về tổ tiên của họ từ ông- như vậy ông đã tác động đến lịch sử cách lớn lao. Ông đi nhiều- đi từ cái gọi là Ả rập hiện đại đến trại của Y-sơ-ra-ên ngày nay. Những câu chuyện trong Kinh Thánh là rất cổ nhưng những khai quật khảo cổ học vẫn ủng hộ nó là lịch sử thật. Giữa 17000 tảng Ebla được khám phá năm 1975- tại phía Bắc Sy-ri, được cho là 4200 tuổi, có đề cập đến Sô-đôm, Gô-mô-át, Át-ma, Xê-boi-im, và La-sa như là “các thành phố của Đồng Bằng”, những cái tên tương tự và câu mô tả của những địa điểm nơi Áp-ra-ham “cắm trại”. Những tầng bằng đất sét ghi các hợp đồng được tạo nên cách đây 4000 năm đã được khám phá ra tại Ả rập đề cập tới tên của ông. Như vậy chúng ta có những lý do rõ ràng để thấy những câu chuyện này là nghiêm túc và tin rằng những tường thuật trong Kinh Thánh là lịch sử.

Hãy cùng bắt đầu với một tường thuật về Áp-ra-ham mà sẽ đem đến một đầu mối quan trọng về việc Chúa có thật không, và nếu có, thì làm thế nào để nhận ơn phước từ Ngài. Đây là một sự tường thuật tại nơi Chúa bảo Áp-ra-ham hy sinh đứa con trai duy nhất của ông, Y-sác, đứa con mà Áp-ra-ham đã chờ đợi trong nhiều năm, và đứa con ấy là tất cả hy vọng về vận mệnh tương lai của ông được đặt vào. Tại thời điểm này trong cuộc sống của ông ấy, Áp-ra-ham đối mặt với thử thách lớn nhất và nó cho chúng ta cách nhìn vào tin lành và ơn phước. Tôi khuyến khích bạn đọc tất cả bản tường thuật trong Sáng Thế Ký liên quan đến thử thách của việc hy sinh con của ông ấy.

Của Dâng* nhìn về tương lai

Như vậy bạn có thể thấy rằng Chúa bảo Áp-ra-ham dâng con trai duy nhất của ông ấy để làm của lễ! Điều này chỉ được ngăn chặn vào lúc cuối cùng và chúng ta tự hỏi tại sao Chúa lại đưa ra hướng dẫn này. Chắc chắn rằng đó là một thử thách cho Áp-ra-ham, nhưng nó được viết lại cho chúng ta. Để thấy được điều này cách rõ ràng hơn chúng ra cần phải chú ý một vài quan sát từ lời tường thuật. Tại thời điểm khi Chúa vừa mới ngăn ông ta khỏi việc giết con trai mình chúng ta đọc rằng:

 Bấy giờ Áp-ra-ham ngước mắt lên và trông thấy một con chiên đực, sừng đang vướng vào bụi cây phía sau ông. Áp-ra-ham đến bắt con chiên đực ấy, dâng nó làm của lễ thiêu thế mạng cho con trai ông. 14 Rồi Áp-ra-ham gọi chỗ đó là “CHÚA SẼ CUNG CẤP,” như người ta đã gọi chỗ ấy cho đến ngày nay rằng, “Trên núi của CHÚA, Ngài sẽ cung cấp.” ( Sáng thế ký 22: 13-14)

(*Của Dâng: lễ vật dùng để dâng lên Chúa)

Để ý cái tên mà Áp-ra-ham đặt cho nơi đó nơi mà sự thử thách xảy ra. Ông ta đặt nó là “Đức Chúa Trời sẽ cung cấp”. Có phải tên này được đặt ở thì quá khứ, hiện tại hay tương lai? Rõ ràng nó là ở thì tương lai. Và để làm rõ hơn nữa câu nói sau đó lặp lại “…điều ấy sẽ đươc cung cấp”- một lần nữa ở thì tương lai. Nhiều người khi đọc tường thuật này nghĩ rằng Áp-ra-ham, khi đặt tên cho nơi đó, đang ám chỉ về con chiên được bị mắc vào bụi gai râm và đã được thay thế cho chỗ của con trai ông ấy. Nếu Áp-ra-ham đã nghĩ về con chiên đực- đã chết, làm của lễ và bị thiêu- ông ta đã phải đặt tên cho nơi đó là “Đức Chúa Trời đã cung cấp”, trong thì qúa khứ. Và cái câu kết luận phải được đọc là ‘như người ta đã gọi chỗ ấy cho đến ngày nay rằng, “Trên núi của CHÚA, Ngài sẽ cung cấp”. Cả hai lần cái tên đặt trong thì tương lai và do đó ông ta không phải đang nghĩ về con chiên đực đã bị chết và làm của lễ đó. Như vậy ông ta đang nghĩ về điều gì? Câu trả lời nằm ở nơi mà sự việc này sẽ xảy ra.

Nơi việc dâng của lễ xảy ra

Nơi việc này xảy ra được đặt tên tại lúc mở đầu của câu chuyện này:

Ngài phán, “Hãy bắt con trai ngươi, tức Y-sác con một ngươi, đứa con ngươi yêu quý, đi đến xứ Mô-ri-a, rồi tại đó dâng nó làm của lễ thiêu trên một núi kia Ta sẽ chỉ cho.” (Câu 2)

Điều này xảy đến tại ‘Mô-ri-a’. Nhưng đó là ở đâu? Mặc dầu nó là một vùng hoang mạc trong thời của Áp-ra-ham (2000 BC), một nghìn năm sau đó (1000 BC) Vua Đa-vít thành lập nên thành phố Giê-ru-sa-lem ở đó, và con trai của ông là vua Sô-lô-môn xây dựng Đền Thờ Do Thái Đầu Tiên tại đó. Chúng ta đọc ở những sách lịch sử theo sau ở trong Cựu Ước rằng:

Bấy giờ Sa-lô-môn cho khởi công xây cất Ðền Thờ CHÚA ở Giê-ru-sa-lem, trên Núi Mô-ri-a, nơi CHÚA đã hiện ra với Ða-vít cha ông, (2 Sử Ký 3:1)

Nói cách khác, “Núi Mô-ri-a” vào thời của Áp-ra-ham là một ngọn núi tách biệt trong hoang mạc nhưng 1000 năm sau thông qua Đa-vít và Sô-lô-môn nó trở thành thành phố trung tâm và thủ đô của Y-sơ-ra-ên nơi mà họ xây dựng Đền Thờ Do Thái. Và cho đến ngày hôm nay nó là một thành phố quan trọng cho nhiều người, và nó là một thành phố thủ đô của Y-sơ-ra-ên.

Chúa Giê-xu và Của lễ của Áp-ra-ham

Và ở đây chúng ta thấy một sự kết nối trực tiếp đến Chúa Giê-xu và Phúc Âm. Chúng ta thấy sự liên kết này khi chúng ta xem xét một trong những danh hiệu dành cho Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu có nhiều danh hiệu liên quan đến Ngài. Có lẽ danh hiệu được biết đến nhiều nhất của Ngài là “Đấng Christ”. Nhưng những danh hiệu khác có thể được thấy trong sách Phúc Âm Giăng khi Giăng Báp Tít nói:

Hôm sau khi Giăng thấy Ðức Chúa Jesus đang tiến về phía mình, ông nói, “Kìa, Chiên Con của Ðức Chúa Trời, Ðấng cất đi tội lỗi của thế gian! 30 Ấy là về Ngài mà tôi đã nói, ‘Ðấng đến sau tôi cao trọng hơn tôi, vì Ngài hiện hữu trước tôi.’ (Giăng 1: 29-30)

Nói cách khác, Chúa Giê-xu được biết đến như là “Chiên con của Chúa”. Bây giờ xem xét lúc cuối cuộc đời của Chúa Giê-xu. Nơi mà Ngài bị bắt và bị đóng đinh? Đó là trong Giê-ru-sa-lem (cũng như chúng ta thấy giống như ‘núi Mô-ri-a’). Nó được nêu lên rất rõ ràng trong suốt lúc Ngài bị bắt là:

Khi ông biết Ngài thuộc quyền tài phán của Hê-rốt, ông sai giải Ngài đến Hê-rốt, vì lúc đó ông ấy đang có mặt tại Giê-ru-sa-lem. (Lu-ca 23:7)

Nói cách khác, sự áp giải, thử thách và kết án Chúa Giê-xu xảy ra tại Giê-ru-sa-lem (núi Mô-ri-a). Nhà lịch sử Rô ma Tacitus chứng thực nơi và Chúa Giê xu bị đóng đinh là “Giu-đê”, một tỉnh ở Rô ma mà Giê-ru-sa-lem là thủ đô. Ông ta viết:

“…Christus, người sáng lập ra cái tên, bị giết chết bởi Bôn-ti Phi-lát, thống đốc xứ Giu-đê trong triều đại của Ti-bê-ri, nhưng sự mê tín nguy hiểm, bị kiềm chế trong một thời gian bị vỡ ra lại, không chỉ thông qua Giu-đê (Tacitus. Annals XV. 44. Ông ta một nhà lịch sử học Rô-ma viết vào năm 166 AD)

Như vậy cái chết của Chúa Giê-xu được đặt tai Giu-đê bởi những nhà lịch sử Kinh Thánh học, được liên tục với các Phúc Âm ghi nhận chúng trong Giê-ru-sa-lem. Địa điểm của viêc tra tấn Chúa Giê-xu không phải đơn thuần được tạo nên bởi những người viết Phúc Âm để khiến nó hợp với tường thuật về Áp-ra-ham.

Nhưng hãy cùng quay trở lại với Áp-ra-ham. Tại sao ông ta đã đặt tên cho nơi đó ở thì tương lai “ĐỨC CHÚA TRỜI sẽ cung cấp?” Làm thế nào ông ấy biết rằng điều gì đó sẽ được “cung cấp” ở đó trong tương lai mà có thể phản ánh chính xác kịch tính của cảnh ông ta diễn trên núi Mô-ri-a? Nghĩ về điều đó trong tường thuật của Áp-ra-ham, Y-sác được cứu khởi sự chết ở giây phút cuối cùng bởi vì một con chiên được chết thế cho chỗ của anh ấy. Hai nghìn năm sau đó, Chúa Giê-xu được gọi là ‘Chiên con của Chúa’ bị bắt và tra tấn để hy sinh vào tai chính địa điểm đó – để bạn và tôi có thể sống!

Một tâm trí Thánh bày tỏ Chính Ngài

Và quả thật là vậy mặc dầu có một Tâm Trí đang kết nối hai sự kiện cách nhau bởi 2000 năm lịch sử.

Sự dâng của lễ của Áp-ra-ham là một Dấu Hiệu- hướng tới 2000 năm sau- để làm chúng ta nghĩ về cái chết của Chúa Giê-xu.

Sự dâng của lễ của Áp-ra-ham là một Dấu Hiệu- hướng tới 2000 năm sau- để làm chúng ta nghĩ về cái chết của Chúa Giê-xu.

Nhưng điều làm cho điều này đặc biệt là sự kiện trước đó hướng tới sự kiện thứ hai 2000 năm sau đó. Con số này cho thấy cách sự kiện trước ám chỉ tới sự kiện sau và được định hình để nhắc nhở chúng ta về sự kiện sau. Đây là bằng chứng cho thấy những sự kiện này được liên kết bởi một tâm trí. Nhưng vì không có tâm trí con người nào có thể thấy 2000 năm trong tương lai nên điều đó minh chứng rằng Áp-ra-ham đã không sai khi ông ấy nói Chúa đã hướng dẫn ông trong tường thuật này. Tâm Trí của Chúa bày tỏ chính Ngài thông qua Áp-ra-ham, và vì thế cho nên chứng minh rằng Chúa tồn tại.

Các ơn phước cho bạn và tôi

Nhưng tường thuật này cũng thích hợp cho chúng ta vì nhiều lý do cá nhân. Vào lúc cuối của cuộc trao đổi Chúa tuyên bố với Áp-ra-ham rằng

 “Mọi dân trên đất sẽ nhờ dòng dõi ngươi được phước, bởi vì ngươi đã vâng lời Ta.” (Sáng Thế Ký 22:18)

Bạn thấy rằng lời hứa này không phải chỉ được ban cho người Do Thái hay cho các ‘Cơ Đốc Nhân’. Nó được ban cho “mọi dân tộc’. Điều có không bao gồm Việt Nam sao? Nếu bạn thuộc về một trong những “dân tộc trên đất” (và bạn thuộc về!) điều này phải liên quan đến bạn bởi vì lời hứa là như thế nên bạn có thể được phước từ chính Chúa! Cho dù chỉ có một khả năng cho một ơn phước từ Chúa cũng nên khiến chúng ta nghiên cứu xa hơn.

Nhưng làm sao chúng ta đạt được ơn phước này ? Cho những người mới bắt đầu, từ “hậu tự” ở đây nằm trong danh từ số ít. Nó không phải “dòng dõi” như là con cháu hay là nhiều người, nhưng ở dạng số ít như là một “anh ấy”, không phải thông qua nhiều người hay một nhóm người như trong chữ “họ”. Một lần nữa, điều này ám chỉ về Chúa Giê-xu, dòng dõi của Áp-ra-ham. Giống như con chiên đực cứu Y sác khỏi sự chết bằng việc chết thế vào chỗ của anh ấy, cũng như chiên con của Chúa, bởi sự chết của Ngài, cứu chúng ta khỏi quyền lực của sự chết. Tin lành của Phúc âm báo trước vượt quá các sự ngẫu nhiên trùng lặp trong một bản tường thuật đáng kinh ngạc của sự hy sinh của Y-sác trên núi Mô-ri-a, tại địa điểm đó 2000 năm sau nó “được cung cấp”.

Những của cải quý giá thì đáng được đào bới tìm kiếm, và cũng giống như vậy việc hiểu biết tốt hơn về ơn phước thì đáng quý cho chúng ta nếu chúng ta tiếp tục đi sâu vào những ghi chép của Kinh Thánh. Tiếp theo chúng ta xem tường thuật về Lễ Vượt Qua của Môi se- một sự kiện phổ biến khác trong Kinh Thánh.

1 thought on “Chúa Có Thật Không? Làm Thế Nào Để Nhận Ơn Phước Từ Ngài?”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.