Skip to content
Home » Lời Chứng Của Người Do Thái: Chúa Giê-xu Có Phải Là Con Trai Của Một Trinh Nữ Thuộc Dòng Dõi Đa-vít?

Lời Chứng Của Người Do Thái: Chúa Giê-xu Có Phải Là Con Trai Của Một Trinh Nữ Thuộc Dòng Dõi Đa-vít?

Chúa Giê-xu người Na-ra-rét có phải là ‘Đấng Christ’ được tiên báo ở trong Kinh Thánh Cựu Ước Hê-bơ-rơ? Đó là một câu hỏi đáng để suy nghĩ trong suốt mùa Giáng Sinh. Tôi dùng Thi Thiên 132 để nêu lên nguồn gốc của lời tiên tri rằng Đấng Christ phải đến từ dòng dõi của vua Đa-vít. Bạn có thể thấy rằng điều này không phải là một ý tưởng của người tin mà bắt nguồn từ các Thi Thiên tiếng Hê-bơ-rơ hoặc Do Thái được viết 1000 năm trước khi Chúa Giê-xu được sinh ra cùng với nhiều tranh luận xoay quanh Ngài được bày tỏ ra cho thế giới này.

10 Vì cớ Đa-vít kẻ tôi tớ Ngài,
    xin đừng từ bỏ vua mà Ngài đã bổ nhiệm.
11 Chúa đã hứa cùng Đa-vít,
    lời hứa chắc chắn không thay đổi. Ngài hứa rằng,
    “Ta sẽ đặt một người trong dòng dõi ngươi làm vua kế vị ngươi…
13 Chúa đã chọn Giê-ru-sa-lem;…

17 Ta sẽ chọn ra một vị vua từ gia tộc Đa-vít.   Ta sẽ chọn trong dòng dõi người một người làm vua để kế vị Đa-vít.  (Thi Thiên 132)

Chúa Giê-xu có thật sự đến từ dòng dõi của vua Đa-vít không?

Nhưng Tân Ước tuyên bố về sự “làm trọn” lời tiên tri này dường như có thể bị hoài nghi. Lý do mà Ma-thi-ơ và Lu-ca bao gồm trong gia phả của Chúa Giê-xu trong các phúc âm được ghi lại là điều mà họ muốn chúng ta thấy sự làm trọn về lời tiên tri của người Do Thái về Chúa Giê-xu. Những ai nói rằng họ đã không tự bịa đặt ra gia phả của chính mình để đạt được sự “làm trọn”? Điều đó sẽ là cách giải thích tự nhiên hơn là sự làm trọn “Thánh”. Nhiều người trong chúng ta đối mặt với câu hỏi này chỉ lờ nó đi và thậm chí việc tin hay không phụ thuộc vào quan điểm thiên vị trước đó. Nhưng hãy giữ lời nói của bạn! Tình huống này không được nghe thấy đầy đủ và ban hội thẩm cũng nên đứng ra ngoài.

Việc cố gắng tìm kiếm những điều ‘đã thật sự’ xảy ra’ giúp cho việc tìm kiếm lời chứng từ những người làm chứng đối lập. Một người chứng đối lập có thể tìm thấy trong lúc đó có thể hỏi nhưng không đồng tình với lòng tin chung hoặc kết luận và vì thế có tác động chống đối hoặc bác bỏ các bước bạn bước đi để đi đến kết luận của bạn. Tuy nhiên việc cho rằng người A nói rằng anh ấy đã thấy người B nhắn tin ngay trước khi xảy ra tai nạn. Người B không có ý định gì trong việc đồng ý với người A về việc này, và nếu người đó chấp nhận rằng anh ấy đã nhắn tin ngay trước khi vụ tai nạn xảy ra sau đó người xét xử và quan tòa có một lý do xác đáng để ít nhất là thách thức người B đã nhắn tin vì những bên chống đối và người làm chứng chính thức đã đồng ý về điểm này, và người B không thể đạt được điều gì và chỉ thua cuộc bằng việc đồng ý với quan điểm này.

Cũng tương tự như vậy, việc sàng lọc qua các nguồn lịch sử chống đối có thể giúp mang chúng ta đến nơi xa hơn về điều thật sự đã xảy ra trong các tranh luận và các sự kiện về Chúa Giê-xu. Theo cách như thế tôi thấy điều thú vị là khi tôi nghiên cứu về các ghi chép và phân tích của học giả F.F. Bruce trong tác phẩm Chúa Giê-xu và và nguồn gốc của Cơ Đốc Nhân ở ngoài sách Tân Ước (Jesus and Christian Origins outside the New Testament. (1974  215 pp.). Trong nghiên cứu đó, ông phân biệt và phân tích những điều có thể tham khảo về các Thầy Do Thái về Chúa Giê-xu trong sách Talmud và Mishnah. Ông ghi chú những lời bình luận của các thầy dạy đạo về Chúa Giê-xu:

Ulla nói: Bạn có tin vào bất cứ lời bào chữa nào đã được tìm kiếm tích cực về phía Ngài (Chúa Giê-xu) không? Ông là một người lừa dối và người rất nhân từ nói rằng: “Ngươi hẳn phải giết nó, tay mình phải tra vào mình nó trước hết đặng giết đi’[Phục Truyền 13:9] Điều đó rất khác với Chúa Giê-xu bởi vì Ngài gần với vương quyền”. p. 56

F. Bruce đã viết ra lời bình luận về lời phát biểu của thầy dạy đạo.

Sự miêu tả đó là họ đang cố gắng để tìm một điều để bào chữa cho Ngài ( một lời biện hộ chống nghịch lại với các Cơ Đốc Nhân đã được xóa đi ở đây). Tại sao họ lại cố gắng để biện hộ cho một người với những tội như vậy? Bởi vì ngài “gần với vương quyền’ ví dụ về Đa-vít. P.57

Nói cách khác, những thầy dạy người Do Thái đã không tranh cãi với những người viết Phúc Âm rằng Chúa Giê-xu thật sự đã thuộc về dòng dõi của Đa-vít. Mặc dầu họ đã không chấp nhận lời tuyên bố chung của Chúa Giê-xu là Đấng Mê-si và đã chống nghịch với Phúc Âm đã tuyên bố về ngài, họ vẫn xác nhận rằng chúa Giê-xu thuộc về dòng dõi vua chúa của Vua Đa-vít. Như vậy chúng ta biết rằng những người viết Phúc Âm đã không đơn giản là đã bịa đặt ra điều đó để có được sự “làm trọn”. Những người làm chứng chống đối đã đồng ý với điểm này.

Còn về việc được sinh ra bởi một trinh nữ?

Bây giờ chúng ta có thể không phản ứng lại mạnh mẽ về lời tuyên bố rằng Chúa Giê-xu đến từ dòng dõi của vua Đa-vít. Cuối cùng thì, sẽ luôn có một khả năng thống kê đặc biệt cho rằng điều này “tình cờ” đúng thôi. Nhưng việc được sinh ra bởi một trinh nữ?! Việc này đã không thể nào  xảy ra cách “tình cờ”. Điều này thuộc về một trong các điều sau: một sự hiểu lầm, một sự bịa đặt, hoặc một điều Thánh xảy đến- không có sự lựa chọn nào khác tồn tại.

Lu-ca và Ma-thi-ơ tuyên bố khá rõ ràng rằng Ma-ri thụ thai Chúa Giê-xu trong khi bà là một trinh nữ. Và Ma-thi-ơ đã dấy lên sự đánh cược bằng việc trích dẫn và tuyên bố rằng điều này là một sự làm trọn của lời tiên tri từ Ê-sai (750 Trước Công Nguyên) nói rằng:

Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt trên là Em-ma-nu-ên. (‘Đức Chúa Trời ở với chúng ta’) Ê-sai 7:14 ( và được trích dẫn ở trong Ma-thi-ơ 1:23 như là một sự làm trọn)

Lịch sử Dòng thời gian với Đa-vít, Ê-sai và nhà tiên tri khác trong Cựu Ước

Lịch sử Dòng thời gian với Đa-vít, Ê-sai và nhà tiên tri khác trong Cựu Ước

Trinh nữ hay Thiếu Nữ

Cho đến thời điểm này lúc mà những lời giải thích tự nhiên đến trong tâm trí. Nếu như bạn đi sâu một chút (giống như một số người làm) bạn sẽ biết tiếng Hê-bơ-rơ (הָעַלְמָ֗ה được phiên âm là haalmah) có nghĩa là “trinh nữ” ở phía trên Tiếng Anh cũng có nghĩa là ‘thiếu nữ’, ví dụ như một người phụ nữ trẻ chưa có gia đình. Có lẽ điều đó là tất cả những gì mà Ê-sai đã có ý muốn nói, quay lại với năm 750 TCN, và nêu lên một số “nhu cầu” ngoan đạo về phần của Ma-thi-ơ và Lu-ca để tôn kính Chúa Giê-xu họ đã hiểu nhầm ý của tiên tri Ê-sai đối với từ “trinh nữ” khi ông thực sự có ý là ‘một người phụ nữ trẻ’. Và việc mang đến sớm (nhưng thuận với “lời tiên tri được làm trọn”) về sự mang thai của Ma-ri trước ngày kết hôn, và điều này đã phát triển lên một cách tốt đẹp thành một “sự làm trọn Thánh’, tức là điểm chính trong câu chuyện hạ sanh của Chúa Giê-xu.

Nhiều người đã tường thuật lại những lời giải thích đó một cách chi tiết thông qua các năm, và theo một cách mà tôi không thể khước từ lời giải thích này- sau khi tất cả những bằng chứng về một người có là một trinh nữ hay không thì cũng khó khăn hoặc là không thể để ghép vào được. Nhưng, có một sự thật, câu chuyện này thì không đơn giản đến như vậy. Bởi vì chúng ta đã thấy rằng Septuagint là bản dịch Do Thái từ Tiếng Hê-bơ-rơ sang tiếng Hy-Lạp được ghi chép vào năm 250 BC- hai trăm năm mươi năm trước khi Chúa Giê-xu được sinh ra. Làm thế nào để các thầy dạy đạo Do Thái có thể dịch Ê-sai 7:14 từ Tiếng Hê-bơ-rơ sang tiếng Hy Lạp? Có phải họ đã dịch là “người phụ nữ trẻ” hay là “trinh nữ”? Điều khiến tôi ngạc nhiên đó là mặc dầu số lượng những người đã nói về điều này dường như biết đủ về sự thật rằng tiếng Hê-bơ-rơ gốc có nghĩa là ‘phụ nữ trẻ’ hoặc ‘trinh nữ’, không một ai ở giữa những người này đã là một nhân chứng cho Septuagint. Khi nhìn vào đó bạn thấy rằng từ đó đã được nêu lên cách rõ ràng và tuyệt đối như là παρθένος  (được phiên âm ra là parthenos), có nghĩa là ‘trinh nữ’. Nói cách khác, những thầy dạy đạo Do Thái dẫn đầu vào năm 250 TCN đã hiểu rằng lời tiên tri của Ê-sai trong Hê-bơ-rơ có nghĩa là ‘trinh nữ’, chứ không phải là ‘người phụ nữ trẻ’- hơn hai nghìn năm trước khi Chúa Giê-xu bước vào trong cảnh tượng này.

Tôi thấy điều này rất thú vị bởi vì tại sao một nhóm người (bảy mươi người trong số họ theo truyền thống) bao gồm những học giả dẫn đầu khiến cho điều này dường như là một sự tiên đoán buồn cười và khó tin, rằng một trinh nữ sẽ có một con trai. Nếu bạn nghĩ rằng điều này là vì họ mê tín và không có khoa học vào thời đó thì nên suy nghĩ lại. Những người ở trong thời đại đó là những người nông dân. Họ biết tất cả về việc sinh sản. Hàng trăm năm trước khi Septuagint, Áp-ra-ham và Sa-ra sẽ biết rằng sau một độ tuổi nhất định tiền mãn kinh bắt đầu và việc sinh con thì không thể. Không! Các học giả vào năm 250 TCN đã không biết về tuần hoàn của chu kỳ hoặc cả quá trình cơ học, nhưng họ đã hiểu được cách động vật và con người sinh sản. Họ đã biết về điều đó là việc ngoài tầm, ngược với tự nhiên để tiên đoán một sự hạ sinh từ một trinh nữ. Nhưng họ đã không rút đi, họ đã không bắt cá hai tay và khiến nó trở thành “một người nữ trẻ’ trong Septuarint. Không họ đã tô nó với mực đen và trắng rằng một trinh nữ sẽ có một đứa con trai.

Và bây giờ cân nhắc về phần làm trọn của câu chuyện này. Mặc dầu không thể chứng minh rằng Ma-ri là một trinh nữ, bà đang ở trong giai đoạn ngắn và duy nhất của cuộc sống mà ít nhất có thể duy trì một câu hỏi mở. Đây là một thời điểm của các gia đình lớn. Gia đình với mười con thì không phải là không bình thường. Cho dù vậy, thật không phải là một sự tình cờ khi Chúa Giê-xu là con đầu lòng? Nếu Ngài đã có các anh hoặc chị khác thì chúng ta có thể biết được Ma-ri không phải là một trinh nữ. Vào thời đại của chúng ta mỗi gia đình chỉ có 2 đứa con thì cơ hội là 50-50, nhưng vào thời điểm đó gần với tỉ lệ cơ hội là 1-10. Nói cách khác, cơ hội là khoảng 9 trên 10 cho ‘việc làm trọn’ có thể bị bác bỏ bởi sự thật đơn giản là Chúa Giê-xu đã có một người anh hoặc chị lớn hơn- nhưng (ngược lại với điều đó) Ngài đã không có anh chị lớn hơn nào.

Và bây giờ thêm vào thời điểm đáng chú ý về lời hứa hôn trong việc này. Nếu bà đã kết hôn chỉ trong một vài ngày trước đó thì việc ‘làm trọn’ về trinh nữ có thể bị bác bỏ một cách đơn giản. Nói cách khác, nếu bà đã không đính hôn và bị phát hiện là có thai bà lại có thể là đã không có một vị hôn thê để chăm sóc cho mình. Trong văn hóa đó, một người phụ nữ mang thai nhưng không đính hôn phải tự bảo vệ cho chính mình- nếu bà được cho phép để được tiếp tục sống.

Ngữ cảnh của Ma-ri

Những sự ‘trùng hợp’ đáng chú ý và không có nhiều khả năng xảy ra đã khiến cho sự giải thích về trinh nữ không thể bác bỏ, điều này khiến tôi lấy làm kinh ngạc. Như tôi bày tỏ ở trên về những sự trùng hợp này là không được mong đợi, nhưng chúng bày tỏ ý nghĩa về sự cân bằng và thời điểm, đặc biệt là việc mang đến sự tiên đoán về trinh nữ trong Septuagint, điều này bày tỏ kế hoạch và ý định- đó là Tâm Trí.

Nếu ma-ri đã kết hôn được một khoảng thời gian trước khi Chúa Giê-xu sinh ra, hoặc nếu Ngài đã có những anh hoặc chị lớn hơn thì những nhân chứng chống đối ở phía đối lập chắc chắn phải nhắc đến điều ấy. Thay vào đó nó dường như là họ trì hoãn những người viết phúc âm về điểm nàymột lần nữa. FF. Bruce chú thích điều này khi ông giải thích cách mà Chúa Giê-xu được nhắc đến ở trong các bài viết của thầy dạy đạo:

Chúa Giê-xu được biết đến trong một văn phẩm của các thầy dạy như là Chúa Giê-xu ben Pantera hoawch Ben Pandira. Điều này có thể có nghĩa là “con trai của con báo”. Một sự giải thích có thể đó là một sự hư hại của một parthenos, từ Hy Lạp cho từ “trinh nữ” và được dấy nên từ các tham khảo về Cơ Đốc Nhân xem Ngài như là con trai của một trinh nữ (trang 57.58)

Ngày nay, cũng giống như lúc xưa vào thời điểm của Chúa Giê-xu, có rất nhiều sự đối lập đối với Chúa Giê-xu và sự tuyên bố của lời phúc âm. Vì thế giống như bây giờ, cũng có một sự thù oán lớn đối với Ngài. Nhưng sự khác biệt trong sự đối lập này là vào lúc đó họ cũng đã là những người nhân chứng, và là những nhân chứng đối lập nên họ đã không khước từ chính điểm này mà ngài phải nên làm, những điểm này chắc đã được bịa ra hoặc có sự nhầm lẫn nào đó.

Nhưng câu chuyện thậm chí không được dừng ở đó. Thậm chí những người chống đối lại những lời tuyên bố siêu nhiên về Chúa Giê-xu ngưỡng mộ Ngài vì cách Ngài sống trên phương diện hoàn toàn là một con người. Nhiều người có thể tranh luận về thần tính của Ngài nhưng họ ít khi tranh luận về đạo đức của Ngài. Và vào thời điểm này, một lần nữa một sự chấp nhận bất đắc dĩ của những bên đối lập này có thể khiến chúng ta dừng lại và hỏi: Ngài đã có được đạo đức này từ đâu? Lối sống đạo đức được tôn lên đó cũng là một dấu ấn tranh luận về sự được hạ sinh từ người nữ đồng trinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.