Skip to content
Home » Vương Quốc Nghìn Năm Và Hơn Thế

Vương Quốc Nghìn Năm Và Hơn Thế

Đến lúc này chúng ta phải hỏi, điều gì sẽ xảy ra với những tín hữu (tín đồ của tôn giáo) khi Chúa Giê-xu Christ đến trên thế gian để thành lập vương quốc của ngài? Trong phần học này, chúng ta sẽ xem xét ba sự kiện mà các tín hữu sẽ trải nghiệm khi Chúa Giê-xu Christ trở lại thế gian để thành lập vương quốc Ngài.

Những Tín Hữu Sẽ Đi Cùng Với Chúa Giê-xu Khi Ngài Trở Lại Thế Gian

Bấy giờ tôi thấy trời mở ra, và có một con ngựa bạch hiện ra: Đấng cuỡi ngựa ấy gọi là Đấng Trung Tín Và Chân Thật; Ngài lấy lẽ công bình mà xét đoán và chiến đấu. Mắt Ngài như ngọn lửa; trên đầu có nhiều mão triều thiên, lại có đề một danh, ngoài Ngài ra không ai biết được. Ngài mặc áo nhúng trong huyết, danh Ngài xưng là Lời Đức Chúa Trời. Các đạo binh trên trời đều mặc vải gai mịn, trắng và sạch, cỡi ngựa bạch theo Ngài. Có một lưỡi gươm bén ở miệng Ngài ra, Ngài sẽ lấy nó mà đánh các dân, và cai trị họ bằng một cây gậy sắt. Ngài giày đạp thùng rượu cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời toàn năng. (Khải Huyền 19: 11-15)

Khi Đấng Christ đến trên thế gian để thành lập vương quốc của Ngài, Ngài sẽ đến như một người chiến thắng. Ngài sẽ cỡi trên một con ngựa trắng (Khải Huyền 19:11) và bản tính thật của Ngài –Trung Tín và Chân Thật sẽ được nhận ra (Khải Huyền 19:11). Không có nghi ngờ gì về đặc tính của Ngài- Ngài là Chúa Giê-xu Christ, Con của Đức Chúa Trời, đến như một Vị Vua chiến thắng! Ngài là Đấng duy nhất hoàn toàn trung tín: Ngài là đấng duy nhất hoàn toàn chân thật.

Mô Tả Về Đấng Christ

Qua ngôn từ mô tả của Giăng về Đấng Christ khi Ngài trở lại thế gian để thành lập vương quốc của Ngài chúng ta có thể học được ít nhất năm điều. Đầu tiên “Mắt Ngài như ngọn lửa” (Khải Huyền 19:12a) – Ngài sẽ thấy mọi thứ cách rõ ràng; không có gì có thể thoát khỏi sự để mắt của Ngài. Sẽ không còn có nguy cơ án xử không công bình xảy ra bởi vì Ngài sẽ thấy mọi điều như chúng thật là vậy. Cũng sẽ không có trường hợp khiến Ngài bỏ qua bất cứ điều gì hoặc ai đó xứng đáng chịu án phạt, bởi vì sẽ không có việc thoát khỏi án phạt. Đối với những người xứng đáng nhận nó, sẽ không có việc họ thoát khỏi án phạt đó. Thứ hai “trên đầu Ngài có nhiều mão triều thiên” (Khải Huyền 19:12b). Sẽ không có sự nghi ngờ nào cho việc Ngài lấy quyền ở đâu để phán xét, vì những mão triều thiên trên đầu Ngài ngụ ý rằng Ngài là Vua của các vua và có uy quyền để thực hiện việc phán xét. Uy quyền của Ngài sẽ không bị nghi vấn hay thách thức. Thứ ba, “Ngài có đề một danh, ngoài Ngài ra không ai biết được” (Khải Huyền 19:12c). Ngôn ngữ của Giăng ngụ ý rằng mặc dầu họ biết Ngài là ai và không nghi vấn về uy quyền của Ngài để phán xét, Ngài vẫn không thể mô tả được cho những người không tin. Mặc dầu họ nhận ra án phạt họ nhận là công bình, nhưng về phần họ thì không có nổ lực để ăn năn và trở nên đúng với Ngài. Họ không biết Ngài. Thứ tư, “Ngài mặc áo nhúng trong huyết” (Khải Huyền 19:13a). Đây là cách nói của Giăng để chúng ta biết rằng khi Ngài trở lại thế gian để thành lập vương quốc của Ngài, Chúa Giê-xu sẽ được mặc lấy trang phục cho việc xử án. Đây là mục tiêu tức thì của Ngài, và Ngài cũng mặc cách thích hợp và đúng đắn cho nhiệm vụ mà Ngài phải thực hiện nhanh chóng thành công. Thứ năm, “Ngài xưng là Lời Đức Chúa Trời” (Khải Huyền 19:13b). Mặc dầu con người không nhận ra Ngài bởi vì họ bị phân cách khỏi Ngài về mặt tâm linh, những người tin biết Ngài là ai và Giăng xác nhận Ngài như cách ông đã từng làm trong sách Phúc Âm ông viết (Giăng 1:1)- Lời của Đức Chúa Trời (Ngôi Lời). Ngài cũng là Đấng có “lúc ban đầu” và đời đời ở trong mối thông công với Đức Chúa Cha và chính Ngài có những tính cách đặc trưng quan trọng của Chúa. Ngài hiện thân tất cả mà Đức Chúa Trời muốn nói với loài người, và hiện thân cho tất cả về chính Đức Chúa Trời.

Ngài là Con đời đời của Đức Chúa Trời Đấng đã trở nên xác thịt, chết trên cây Thập Tự Giá vì tội lỗi của thế giới, Ngài được nhận lại vào trong nước thiên đàng, và bây giờ sẽ trở lại trên thế gian để thành lập vương quốc của Ngài.

Đội Binh Đi Cùng Đấng Christ

Khi Đấng Christ trở lại trên thế gian để thành lập vương quốc của Ngài, Ngài sẽ không đến một mình; sẽ có một đội binh hùng vĩ đi cùng với Ngài. Mô tả của Giăng cho chúng ta biết ba điều về đội binh này. Đầu tiên, có một “đội binh trên trời” (Khải Huyền 19:14a). Những đội binh này ở với Đấng Christ ở trên thiên đàng trong suốt bảy năm ngay trước đó. Nói cách khác, có những người tin kính cách đó bảy năm đã được cất lên trên thiên đàng để được ở cùng với Đức Chúa Trời đời đời. Họ là những tín hữu trong giai đoạn này, những người gộp lại tạo thành thân thể của Đấng Christ, Hội Thánh. Từ được dịch từ các đội binh (armies), tuy đúng nhưng phần nào mang đến một hình ảnh xuyên tạc trong tâm trí của chúng ta. Tốt hơn là sử dụng từ số đông (hosts), vì mục đích của Giăng trong việc sử dụng số nhiều để nhấn mạnh số lượng lớn những tín hữu được bao gồm trong nhóm này. Họ không phải là một đội binh đánh trận, vì Chúa Giê-xu sẽ không cần bất cứ sự giúp đỡ nào để hoàn thành mục đích của Ngài trong việc đổ ra các án xử trên tất cả những người không tin và thành lập vương quốc của Ngài. Khả năng của Ngài thì còn hơn cả nhiệm vụ Ngài làm!

Thứ hai, “các đội binh…cỡi ngựa bạch theo sau Ngài” (Khải Huyền 19:14b). Ngựa bạch là một biểu tượng cho một người chiến thắng vinh quang. Đấng Christ chiến thắng tất cả và được mô tả một cách thích hợp là cỡi trên một con bạch mã (Khải Huyền 19:11). Những tín hữu của thời đại này bao gồm đạo quân lớn trở lại với Ngài cũng được vẻ vang vượt trên tất cả bởi vì mối quan hệ của họ đối với Đấng Christ. Sự công bình của họ được thành lập và cuối cùng họ cũng được hoàn toàn chiến thắng Satan và tất cả mưu đồ của nó. Khi họ trở lại với Đấng Christ trên đất để thành lập vương quốc Ngài, họ được mô tả rõ ràng là cỡi trên bạch mã như những người chiến thắng vinh quang.

Thứ ba, “đều mặc vải gai mịn, trắng và sạch” (Khải Huyền 19:14c). Ngôn ngữ của Giăng nói cho chúng ta rằng sự công chính của các tín hữu đã được lập nên đời đời ở tại tòa án Đấng Christ được ban cho sự nhận biết thông qua loại vải mà họ đang mặc-vải gai mịn, trắng và sạch. Tội lỗi của họ đã được trả hết bởi sự hy sinh một lần đủ cả của Đấng Cứu Thế. Họ đi cùng với Ngài trong cuộc đua vinh hiển này như là Vua đến để lấy lại vương quốc mình.

Lúc đầu, Đấng Christ sẽ sử dụng “thanh kiếm sắc” như Giăng mô tả là “đi từ miệng Ngài” để thắng hơn các nước”. Ngài thực sự sẽ thi hành sự phán xét chống lại và sẽ thắng hơn các nước trên thế giới được xếp thành các lực lượng chống lại Ngài (thảo luận nhiều về điều này sau). Trọng tâm của Giăng trong việc nói về các “quốc gia” không phải là mô tả các quyền lực chính trị nhưng là mô tả các cá nhân được chọn tạo thành thân thể bao gồm các tín hữu. Mỗi một người không tin sẽ là nhận sự phán xét của Đức Chúa Trời và tóm lại sẽ bị phán xét khi Đấng Christ trở lại trên thế gian. Khi sự phán xét đó được thi hành và vương quốc được thành lập, Đấng Christ sẽ “cai trị bằng một cây gậy sắt”. Đủ để nói rằng vào thời điểm này khi Đấng Christ trở lại trên thế gian để thành lập vương quốc của Ngài, mỗi một người không tin cuối cùng sẽ bị chết. Những người duy nhất sẽ sống sót qua sự phán xét đó sẽ là những người đã nhận Đấng Christ qua những lời chứng của 144,000 người trong suốt thời kỳ hoạn nạn. Những người tin sống sót qua thời kỳ hoạn nạn sẽ là những người được ở trong một nghìn năm cai trị của Đấng Christ trong vương quốc trên đất này. Họ sẽ sinh ra hậu tự giống như con người hôm nay trên đất này. Qua những con người này Đấng Christ sẽ cai trị với một cây gậy bằng sắt. Tức là việc nổi loạn chống nghịch Ngài đồng nghĩa với việc chịu sự đoán xét ngay lập tức.

Giăng mô tả công việc ngay lập tức của Đấng Christ với những từ sau, “Ngài giày đạp thùng rượu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời toàn năng.” Ngôn ngữ này mô tả Trận Chiến Ha-ma-ghê-đôn. Trận đánh này phải rất dữ dội thì mới được mô tả giống như là một thùng rượu. Thùng rượu là một hình ảnh bình thường vào thời Giăng sống và vẫn có thể thấy được ở khắp nơi tại Y-sơ-ra-ên thậm chí cho đến ngày hôm nay. Thùng rượu có kích cỡ của một bồn tắm và được đẽo ra từ một tảng đá. Những trái nho chín được quăng vào trong thùng rượu sau đó những người làm rượu giày đạp lên chúng để khiến cho nước chảy ra khỏi thùng rượu và chảy vào trong một thùng nằm ở dưới. Những gì mà những người làm rượu nho này làm đối với những quả nho là một bức tranh hình tượng về điều mà Chúa Giê-xu sẽ làm đối với những người không tin dàn xếp lực lượng chống nghịch lại Ngài. Ngài sẽ giày đạp họ qua việc thi hành sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời và Ngài cũng sẽ làm công việc của Ngài cách hoàn hảo!

Những Tín Hữu Sẽ Chứng Kiến Trận Chiến Ha-ma-ghê-đôn

Bấy giờ kẻ nghịch cùng luật pháp kia sẽ hiện ra, Đức Chúa Jêsus sẽ dùng hơi miệng Ngài mà hủy diệt nó, và trừ bỏ nó bởi sự chói sáng của sự Ngài đến. Kẻ đó sẽ lấy quyền của quỉ Sa-tan mà hiện đến, làm đủ mọi thứ phép lạ, dấu dị và việc kỳ dối giả. (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2: 8-9)

Kìa, ta đến như kẻ trộm. Phước cho kẻ tỉnh thức và giữ gìn áo xống mình, đặng khỏi đi lỏa lồ và người ta không thấy sự xấu hổ mình! Chúng nhóm các vua lại một chỗ, theo tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Ha-ma-ghê-đôn. Vị thiên sứ thứ bảy trút bát mình trong không khí, thì có tiếng lớn trong đền thờ vang ra, từ ngôi đến mà phán rằng: Xong rồi! Liền có chớp nhoáng, tiếng rầm, sấm vang và động đất dữ dội, động đất lớn lắm đến nỗi từ khi có loài người trên đất chưa hề có như vậy. (Khải Huyền 16: 15-16)

Có một lưỡi gươm bén ở miệng Ngài ra, Ngài sẽ lấy nó mà đánh các dân, và cai trị họ bằng một cây gậy sắt. Ngài giày đạp thùng rượu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời toàn năng.  (Khải Huyền 19:15)

Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn thường được hiểu sai là một trận chiến đỉnh cao dẫn đến lúc tận thế của thế giới. Tuy nhiên, điều đó không đúng. Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn mang đến một Cơn Đại Nạn vào lúc cuối, nhưng thế giới vẫn tiếp tục ít nhất là một nghìn năm nữa trong khi Đấng Christ thành lập vương quốc của Ngài và cai trị nó. Từ những đoạn Kinh Thánh được trích dẫn, có ít nhất năm sự thật chúng ta có thể học được từ Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn.

Thời Điểm Của Trận Chiến Ha-ma-ghê-đôn

Trong khi trận chiến của Ha-ma-ghê-đôn lên đỉnh điểm vào lúc cuối của thời kỳ hoạn nạn trên đất đó là tạo nên sự chuyển động trước khi Đấng Christ trở lại trên đất để thành lập vương quốc của Ngài. Ngay giữa thời kỳ hoạn nạn, nhưng bị thất bại với cố gắng mang đến những điều chống nghịch lại những tín hữu tại tòa án Đấng Christ, Satan bị đuổi ra khỏi thiên đàng đến trên đất (Khải Huyền 12:9). Vì ma quỷ biết thì giờ mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các ngươi. (Khải Huyền 12:12b).

Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn sẽ diễn ra ở tại “một chỗ, theo tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Ha-ma-ghê-đôn” (Khải Huyền 16:16). Tên này thực chất có nghĩa là “Đồi Mê-ghi-đô”. Đây là một địa điểm được biết đến nhiều Đồng Bằng Esdraelon, mở rộng ra hướng đông từ núi Carmel đến thung lũng Giô-đan và xuống hướng nam từ thung lũng Giô-đan qua Giê-ru-sa-lem đến Ê-đôm: một khoảng cách hơn hai trăm dặm. Đây sẽ là cảnh tượng nơi các đội quân- những máy móc quân sự lớn nhất từng được biết tới sẽ tập hợp để lâm trận.

Những Người Tham Gia Trong Trận Chiến Ha-ma-ghê-đôn

Người ta khởi thờ phượng con rồng, bởi nó đã lấy quyền phép cho con thú; và họ cũng thờ phượng chính con thú, mà rằng: Ai sánh được với con thú, ai giao chiến cùng nó được? (Khải Huyền 13:4)

Tôi lại thấy con thú và các vua thế gian cùng những quân đội mình nhóm lại đặng tranh chiến với Đấng cỡi ngựa, và với đạo binh của Ngài. Nhưng con thú bị bắt và tiên tri giả là kẻ đã làm phép lạ trước mặt cho thú, nhờ đó lừa dối những người đã nhận dấu hiệu con thú cùng thờ lạy hình tượng nó, cùng bị bắt với nó nữa; cả hai đều đương sống bị quăng xuống hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng. (Khải Huyền 19: 19-20)

Kẻ tham dự đầu tiên trong trận chiến Ha-ma-ghê-đôn đó là Sa-tan. Trong khi nó có thể không tham gia trực tiếp trong trận chiến, nó mang đến động lực năng quyền sau lưng con thú. Nó thực sự là quyền lực ở đằng sau cái ngai.

Kẻ tham dự thứ hai đó là con thú. Nó thường được biết đến là kẻ chống đối Đấng Christ [antichrist] (1 Giăng 2: 18,22), nhưng cũng được biết đến như là vua của phía tây. Dr J Dwight Pentecost mang đến một danh sách dày đặc các biệt hiệu mà con thú được biết đến, ông viết:

Nhiều tên và danh xưng cho cá nhân này trong Kinh Thánh. Arthur W. Pink đưa đến một danh sách các tên có thể được dùng cho nó: người đổ huyết và kẻ gian lận (Thi Thiên 5: 6), kẻ ác (Thi Thiên 10: 2-4), loài người của đất (Thi Thiên 55:3),Kẻ thù nghịch (Thi Thiên 74:8-10), Đầu của các nước ( Thi thiên 111: 6), Người hung bạo (Thi Thiên 140:1), Người A-si-ri (Ê-sai 10: 5-12), Vua của Ba-by-lôn (Ê-sai 14:2), Con Trai của Sáng Sớm (Ê-sai 14:12), Kẻ làm hỏng (Ê-sai 16: 4-5; Giê-rê-mi 6:26), Đinh Đóng (Ê-sai 22:15), Nhánh của những kẻ cường bạo (Ê-sai 25:5), Hoàng tử trần tục gian ác của Y-sơ-ra-ên (Ê-xê-chi-ên 21: 25-27), Sừng nhỏ (Đa-ni-ên 7:8), Hoàng tử sẽ đến (Đa-ni-ên 9:26), Kẻ đáng khinh dễ (Đa-ni-ên 11:21), Vua làm theo ý mình (Đa-ni-ên 11:36), Kẻ chăn vô ích (Xa-cha-ri 11: 16-17), Con người tội lỗi (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2: 30), Con của sự hư mất (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3), Kẻ nghịch cùng luật pháp (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:8), Kẻ chống nghịch Đấng Christ (Sáng Thế Ký 9:11), Con thú (Khải Huyền 11:7; 13:1). Có thể được thêm vào: Kẻ lấy riêng danh mình mà đến (Giăng 5:43), Vua có bộ mặt hung dữ (Đa-ni-ên 8:23), Sự gớm ghiết tàn nát lập ra (Ma-thi-ơ 24: 15), Kẻ hủy phá (Đa-ni-ên 9:27).

Một danh sách dài các tên cho chúng ta biết rằng cá nhân này đáng chú ý ở trong Kinh Thánh hơn chúng ta thường nghĩ. Nó sẽ tham dự vào trận chiến Ha-ma-ghê-đôn như là vua của phía Tây, nhưng tên của nó, con thú, mô tả nó như cách Đức Chúa Trời xem nó. Nó là đồng bọn của Sa-tan. Nó là vua của Sa-tan.

Kẻ tham dự thứ ba có là tiên tri giả (Khải Huyền 16:13, 19:20, 20:10). Cá nhân này đến với trận chiến từ vùng đất Palestin (Khải Huyền 13:11) và như thế có nhiều khả năng là người Do Thái. Nó cũng giống như con thú được thúc đẩy bởi Sa-tan (Khải Huyền 13:11) và thực hiện chức năng chủ yếu như là một người nói thay cho con thú. Người này sẽ thúc ép con người thờ phượng nó dưới hình thức là sự chết (Khải Huyền 13:15). Người lãnh đạo tôn giáo của nó sẽ nhận sự xác thực bằng những dấu hệu và phép lạ bằng công việc của chính nó, vì thế ‘chứng minh’ cho người của nó là chính nó là Elijah (Khải Huyền 13: 13-14). Nó cùng với con thú và Satan thiết lập thành ba ngôi không thánh khiết thực hiện giống như là bản sao Đức Chúa Cha (Satan), Đức Chúa Con (con thú), và Đức Thánh Linh (tiên tri giả).

Nhóm người tham gia thứ tư vào trận chiến Ha-ma-ghê-đôn là một nhóm rất lớn bao gồm tất cả các vua trên thế giới và đội quân của họ (Khải Huyền 19:19b).

Nhóm thứ năm trong trận chiến Ha-ma-ghê-đôn được bao gồm Chúa Giê-xu và những đoàn dân của Ngài từ trên thiên đàng (Khải Huyền 19:19b). Chúa Giê-xu là một trong những đấng “ngồi trên lưng ngựa”, và những người tin trong từ điểm hiện nay sẽ được gộp vào “đội quân của Ngài” (Khải Huyền 19:19), sẽ được cùng theo Ngài khi Ngài trở lại từ trên thiên đàng “trên các con ngựa bạch” (Khải Huyền 19:14). Đội quân như thế không tham dự vào trong trận chiến Ha-ma-ghê-đôn. Chúa Giê-xu là Đấng duy nhất bước vào trong trận chiến. Ngài không cần sự giúp đỡ của quân đội bao gồm những tín hữu của Ngài. Họ chỉ đơn thuần là chứng kiến trận đấu đầy chết chóc: Chúa Giê-xu chống lại Sa-tan, con thú, và tiên tri giả, vua của phía Bắc, vua của phía Nam và các đội quân của họ.

Kết Quả Từ Trận Chiến Ha-ma-ghê-đôn

Kết quả đầu tiên của trận chiến Ha-ma-ghê-đôn đó là sự phá hủy của các đội quân trong vùng đó lần lượt chống lại nhau và sau đó chống lại chính bản thân Đức Chúa Trời.

Thiên sứ quăng lưỡi liềm xuống đất, cắt vườn nho ở đất và ném nho vào thùng lớn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Thùng ấy phải giày đạp tại ngoài thành; rồi có huyết ở thùng chảy ra, huyết đó lên đến chỗ khớp ngựa, dài một quãng là một nghìn sáu trăm dặm. Những kẻ khác đều bị giết bởi lưỡi gươm ra từ miệng Đấng cỡi ngựa, và hết thảy chim chóc đều được ăn thịt chúng nó no nê. (Khải Huyền 14: 19-20; 19:21).

Sự cố gắng để giữ cho Chúa Giê-xu không trở lại trên đất để thành lập vương quốc của Ngài sẽ vô ích. Chúa Giê-xu sẽ giết chúng bằng “hơi thở trong miệng Ngài” (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:8). Những cổ máy quân sự hùng mạnh nhất mà con người có thể tập họp được không phù hợp với sự trở lại vinh quang của Chúa Giê-xu! Sự chết chóc sẽ rất lớn và máu sẽ đổ trên chỗ khớp ngựa dài một quãng là một nghìn sáu trăm dặm của đồng bằng Esdraelon- từ núi Carmel xuống tận thành phố Petra.

Kết quả thứ hai của trận chiến Ha-ma-ghê-đôn là con thú và tiên tri giả sẽ bị bỏ vào trong hồ lửa.

Nhưng con thú bị bắt và tiên tri giả là kẻ đã làm phép lạ trước mặt cho thú, nhờ đó lừa dối những người đã nhận dấu hiệu con thú cùng thờ lạy hình tượng nó, cùng bị bắt với nó nữa; cả hai đều đương sống bị quăng xuống hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng. (Khải Huyền 19:20)

Con thú và tiên tri giả sẽ không đạt được mục đích của chúng là được tôn là Chúa và tiên tri của Chúa. Mặc dầu chúng thích thú với thành công khá hoàn hảo, chúng sẽ được chứng minh là những kẻ giả tạo và sẽ bị quăng sống vào trong hồ lửa nơi là sẽ không ai khác mà là chính Sa-tan sẽ cùng chúng ở đó cho đến đời đời.

Kết quả thứ ba của trận chiến Ha-ma-ghê-đôn là những người Do Thái không tin sẽ bị giải ra khỏi Y-sơ-ra-ên.

“Đức Giê-hô-va phán rằng: Xảy ra trong khắp đất, hai phần của nó sẽ bị diệt và mất song một phần ba sẽ được còn lại.” (Xa-cha-ri 13:8)

Cụm từ “xảy ra trong” ngụ ý một khoảng thời gian dài giữa các sự kiện của Xê-cha-ri 13:7 đến 12:8. Các sự kiện của 13:7 và 13:8 tách biệt nhau khoảng hai nghìn năm (hoặc hơn). Sự kiện vào thời gian trong câu 13:7 diễn ra vào thời điểm Chúa Giê-xu chịu hy sinh, trong khi sự kiện trong câu 13:8 diễn ra trong thời kỳ hoạn nạn (tribulation period). Trong suốt thời kỳ hoạn nạn hai phần ba dân số của đất nước Y-sơ-ra-ên đã xem con thú là Đấng Mê-si sẽ chết khi Đức Chúa Giê-xu trở lại trên đất. Những người Do Thái không tin sẽ bị loại ra khỏi đất nước Y-sơ-ra-ên.

Kết quả thứ tư của trận chiến Ha-ma-ghê-đôn sẽ là những người Do Thái tin kính sẽ được làm sạch đây là kết quả của các sự kiện trong nửa phần cuối của thời kỳ hoạn nạn và sẽ trở thành những nhân vật trong vương quốc nghìn năm.

Ta sẽ đem một phần ba ấy vào lửa, ta sẽ luyện nó như luyện bạc, thử nó như thử vàng; chúng nó sẽ kêu cầu danh ta, và ta sẽ nhậm lời nó; ta sẽ phán rằng: Ấy là dân ta đây. Và nó sẽ nói rằng: Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời tôi. (Xa-cha-ri 13:9)

Câu này nói cho chúng ta rằng giai đoạn hoạn nạn có hai mục đích từ cách nhìn của Đức Chúa Trời. Sự hoạn nạn sẽ phá hủy hai phần ba những người Y-sơ-ra-ên không tin và sẽ làm thánh sạch một phần ba còn lại. Đức Chúa Trời sẽ mang họ đến đức tin cứu rỗi, giữ họ được an toàn khỏi những cố gắng của con thú để giết họ, và mang họ an toàn về vương quốc mà Chúa Giê-xu sẽ thiết lập khi Ngài trở lại trên thế gian. Đây sẽ là sự làm trọn cuối cùng của Giao Ước mới của Giê-rê-mi (Giê-rê-mi 31: 31-34).

Kết quả thứ năm của Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn là Sa-tan sẽ bị trói buộc.

Đoạn, tôi thấy một vị thiên sứ trên trời xuống, tay cầm chìa khóa vực sâu và một cái xiềng lớn. Người bắt con rồng, tức là con rắn đời xưa, là ma quỉ, là Sa-tan, mà xiềng nó lại đến nghìn năm. Người quăng nó xuống vực, đóng cửa vực và niêm phong lại, hầu cho nó không đi lừa dối các dân được nữa, cho đến chừng nào hạn một nghìn năm đã mãn. Sự đó đoạn, Sa-tan cũng phải được thả ra trong ít lâu. (Khải Huyền 20:1-3)

Từ khi sa ngã Sa-tan đã cố gắng vô ích để bày tỏ rằng nó là chúa bằng việc bực tức với kế hoạch đời đời của Chúa. Công việc của nó chỉ thành công một phần. Nó đã thất bại trong nổ lực chứng minh rằng những người của thời này không thuộc về thiên đàng và bị đuổi vào trong thế giới. Nó đã thất bại với nổ lực của mình để đồng bọn của nó, con thú, được tôn là Chúa, nó đã thất bại trong việc ngăn trở Đấng Christ trở lại trong thế gian. Sa-tan không phải là chúa và Chúa Giê-xu là Chúa, điều này được chứng minh rõ ràng bằng sự thật rằng thiên sứ Đức Chúa Trời đến với xiềng xích và bó buộc Sa-tan, đuổi Sa-tan vào trong hố không đáy.

Sa-tan trở nên không thể tự cứu mình ở trước mặt Đức Chúa Trời và tất cả những quỷ của nó không thể giúp nó. Cái hố không đáy không giống như hồ lửa mà con thú và tiên tri giả đã bị quăng xuống và Sa-tan cuối cùng cũng sẽ bị quăng vào đó vào lúc cuối của giai đoạn cai trị Đấng Christ trên đất. Nó sẽ bị giữ ở đó cho đến lúc cuối cùng và khi nó sẽ được thả ra cùng với những người chỉ có sự vâng lời bên ngoài với Đấng Christ trong một sự nổi loạn cuối cùng. Cuộc nổi loạn đó nhóm lại chủ yếu là bởi Chúa Giê-xu, và Sa-tan sẽ bị quăng vào hồ lửa nơi mà con thú và tiên tri giả ở đó (Khải Huyền 20: 7-10).

Đất Mới

Sự hình thành sự ngự trị của Đấng Christ trên đất là mở đầu cho một tổ chức mới, và một số các sự kiện sẽ diễn ra để thành lập nên sự cai trị đó. Trong mắt của con người những sự kiện đó sẽ diễn ra cùng một lúc, nhưng vì mục đích xem xét của chúng ta, chúng ta sẽ xem chúng một cách có lô-gíc. Sự kiện đầu tiên sẽ diễn ra để thành lập sự cai trị của Đấng Christ trên đất là các người tin sẽ được có chỗ ở trên thành phố thiên đàng, thành Giê-ru-sa-lem mới.

Tôi cũng thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình. Tôi nghe một tiếng lớn từ nơi ngai mà đến, nói rằng: nầy, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi. (Khải Huyền 21: 2-4)

Trong khi có nhiều sự khác biệt ở trong suy nghĩ giữa các sinh viên Kinh Thánh liên quan đến thứ tự và sự phiên dịch các sự kiện như chúng được bày tỏ trong sách Khải Huyền, hầu hết mọi người đồng ý rằng chìa khóa cho quyển sách này được tìm thấy ở trong Khải Huyền 1:19 “Vậy hãy chép lấy những sự ngươi đã thấy [1: 4-18], những việc nay hiện có [1:20-3:22] và những việc sau sẽ đến, [4:1- 22:21]”

Theo sau sự bố trí chung của quyển sách, rõ ràng rằng các chương 4-22 giải quyết những điều ở trong tương lai có liên quan đến thời điểm của Giăng. Thời điểm của Giăng và của chúng ta cốt yếu cũng giống nhau; vì thế những điều đã được giải quyết ở trong chương 4-22 cũng là tương lai cho chúng ta nữa. Nói cách khác, chương 4-22 của sách Khải Huyền nói đến chương trình tương lai của Chúa sẽ diễn ra khi chương trình hiện tại của Ngài kết thúc. Để có thể áp dụng nó với các xem xét của chúng ta, Khải Huyền 4-22 nói đến chương trình của Chúa trong tương lai mà nhiều người tin quan tâm đến, sẽ bắt đầu khi Chúa Giê-xu trở lại. Nếu một người xem chương 4-22 sách Khải Huyền như là một chuỗi các sự kiện liên tiếp không ngắt quảng, kết quả sẽ là sự bối rối và hiểu sai. Tuy nhiên, một người phải nhận ra rằng trong các chương 4-22 Giăng được mang đến thiên đàng để xem mọi thứ từ góc nhìn của Chúa (chương 4-5). Trong chương 6-19, Giăng làm dấu đi và làm dấu lại thời kỳ hoạn nạn từ một số cách nhìn khác nhau. Sau đó trong chương 20-22 Giăng làm dấu đi và làm dấu lại những sự kiện theo sau thời kỳ hoạn nạn từ một số các cách nhìn khác.

Với điều đó làm ngữ cảnh, Khải Huyền 21 có thể được xem như sau: 21:1 là một khảo sát nhanh về hồi kết của một nghìn năm và tương lai đời dời. Trong 21:2- 22-5 Giăng tập trung vào trong giai đoạn một nghìn năm và suy nghĩ của ông đã được phát triển lên thành: 21: 2-8 mang đến một tổng hợp chung của một nghìn năm và đoạn 22:9-22:5 viết lại một nghìn năm và mang đến nhiều chi tiết liên quan đến giai đoạn đó. Chi tiết đầu tiên mà Giăng đưa ra về một nghìn năm đó là giai đoạn một nghìn năm Đấng Christ sẽ cai trị trên đất này, là sự giáng xuống của thành phố thiên đàng, thành Giê-ru-sa-lem mới. Đây sẽ là nơi ở của các tín hữu trong thời điểm này trong suốt thời gian Đấng Christ cai trị ở trên thế giới này. Giăng mô tả nó như thế này:

Một vị trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống, rực rỡ vinh hiển của Đức Chúa Trời. Sự chói sáng của thành ấy giống như của một viên bửu thạch, như bích ngọc sáng suốt. Thành có một bức tường cao lớn, với mười hai cửa, trên những cửa có mười hai vị thiên sứ, cùng những danh đề, là danh mười hai chi phái của con cháu Y-sơ-ra-ên: phía đông có ba cửa; phía bắc có ba cửa; phía nam có ba cửa; phía tây có ba cửa. Còn tường của thành có mười hai cái nền, tại trên có đề mười hai danh, là danh mười hai sứ đồ của Chiên Con. Đấng nói cùng ta tay cầm một cái thước, tức là cây sậy bằng vàng để đo thành, các cửa và tường của thành. Thành làm kiểu vuông và bề dài cùng bề ngang bằng nhau. Thiên sứ đo thành bằng cây sậy: thành được một vạn hai nghìn ếch-ta-đơ; bề dài, bề ngang, và bề cao cũng bằng nhau. (Khải Huyền 21: 9-16)

Trong giai đoạn này các tín hữu sẽ chứng kiến sự xóa đi lời nguyền rủa ra khỏi thế giới.

Bấy giờ muông sói sẽ ở với chiên con, beo nằm với dê con; bò con, sư tử con với bò nuôi mập cùng chung một chỗ, một đứa con trẻ sẽ dắt chúng nó đi. Bò cái sẽ ăn với gấu; các con nhỏ chúng nó nằm chung, sư tử ăn cỏ khô như bò. Trẻ con đương bú sẽ chơi kề ở rắn hổ mang, trẻ con thôi bú sẽ thò tay vào hang rắn lục. Nó chẳng làm hại, chẳng giết ai trong cả núi thánh của ta; vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Đức Giê-hô-va, như các dòng nước che lấp biển. Xảy ra trong ngày đó, rễ Y-sai đứng lên làm cờ cho muôn dân, các nước đều tìm đến Ngài, nơi an nghỉ của Ngài sẽ được vinh hiển. (Ê-sai 11: 6-10)

Vì tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta. Thật thế, muôn vật ước ao, nôn nóng mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ ra. Vì muôn vật đã bị bắt phục sự hư không, chẳng phải tự ý mình, bèn là bởi cớ Đấng bắt phục. Muôn vật mong rằng mình cũng sẽ được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát, đặng dự phần trong sự tự do vinh hiển của con cái Đức Chúa Trời. (Rô-ma 8: 18-21)

Khi Đấng Christ thành lập nên vương quốc của Ngài trên đất, tất cả những lời nguyền rủa đã được tạo ra bởi vì tội lỗi của A-đam sẽ được xóa bỏ. Sau đó những lời của bài thánh ca Giáng Sinh sẽ là sự thật:

Phước cho nhân loại! Chúa ta ra đời:
Trần gian nghinh Vua vô đối;
Kíp mở cửa lòng tiếp rước Con Trời,
Bầu trời vạn vật hòa thinh,

Phước cho nhân loại! Chúa nay cai trị:
Muôn dân âu ca hoan hỉ,
Hải đảo, sơn hà trỗi bản ca thì,
Đồng hòa vận điệu mừng vui,

Chúa đến tiêu diệt ác khiên bệnh tật,
Tật lê không sinh trên đất;
Chúa đến đem lại suối phước chân thật,
Tràn ngập mọi vùng họa ương,

Lẽ chánh, ơn lành Chúa đem cai trị,
Làm cho muôn dân khai trí,
Thấy rõ vinh quang chính nghĩa trị vì,
Lòng đại từ Ngài lạ thay!
Tất cả những lời nguyền rủa được tạo ra trong Sáng Thế Ký 3 sẽ bị thu lại. Số nhiều những người sống sót trong thời kỳ hoạn nạn lớn sẽ khá nhỏ. Con người sẽ bắt đầu sinh sản trên đất. Tỷ lệ sinh sản sẽ rất cao và tất cả các ca sinh đều sẽ “tự nhiên” và không có sự đau đớn. Lời nguyền rủa sẽ được cất ra khỏi đất. Sẽ không còn những cỏ dại, gai gốc, không còn những thảm họa tự nhiên gây ảnh hưởng đến thực vật trên đất. Sự chết sẽ chỉ là điều ngoại lệ hơn là điều bắt buộc. Chỉ có những người không tin và không vâng lời mới chết trong suốt quá trình Đấng Christ cai trị trên đất. Nếu họ đã được một trăm tuổi vào thời điểm đó thì họ sẽ được khóc than bởi vì họ chết lúc chỉ còn là trẻ con (Ê-sai 65-20). Bởi vì kết quả của lời nguyền rủa khiến con người toát mồ hôi. Khi Đấng Christ cai trị trên dất những thay đổi cơ thể mà không làm vinh quang thân thể con người sẽ qua đi, sẽ không chỉ mang đến một cuốc sống thọ nhưng cũng là một cuộc sống không có sự đổ mồ hôi! Thế giới sẽ được tạo lập lại theo như trạng thái ở vườn Ê-đen để toàn bộ trái đất sẽ giống như là một nhà kính. Vẫn sẽ có các mùa, nhưng cả thế giới sẽ là bán nhiệt đới. Động vật sẽ mất đi tính hung bạo của chúng. Sư tử và chiên con sẽ nằm bên cạnh nhau. Tất cả vương quốc động vật của Chúa sẽ mất đi tính hung dữ của chúng và thậm chí những con rắn chết người cũng sẽ trở nên vô hại.

Sau đó các tín hữu sẽ chứng kiến sự sống dậy của những người đã chết trong thời điểm Cựu Ước và trong thời kỳ hoạn nạn.

Nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì chịu sự xấu hổ nhơ nhuốc đời đời. (Đa-ni-ên 12:2)

Chớ lấy điều đó làm lạ; vì giờ đến, khi mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi: ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán. (Giăng 5: 28-29)

Sự ấy đoạn, tôi nhìn xem, thấy vô số người, không ai đếm được, bởi mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng mà ra; chúng đứng trước ngôi và trước Chiên Con, mặc áo dài trắng, tay cầm nhành chà là… Đó là những kẻ ra khỏi cơn đại nạn, đã giặt và phiếu trắng áo mình trong huyết Chiên Con. (Khải Huyền 7:9, 14b)

Cả Đa-ni-ên và Chúa Giê-xu đề cập đến hai sự sống lại, một sự sống lại để bước đến sự sống và cái khác bước đến sự chết. Những điều này được tách biệt nhau bằng một nghìn năm cai trị của Đấng Christ trên đất; sự sống lại để bước vào trong sự sống sẽ diễn ra vào giai đoạn đầu của sự cai trị Ngài và sự sống lại để bước vào sự chết diễn ra vào lúc cuối của sự cai trị của Đấng Christ. Đó là sự sống lại để bước đến sự sống của hai nhóm người tin. Nhóm thứ nhất được làm sống lại đó là tất cả những người tin. A-đam sẽ được sống lại và tất cả những người sống trong vương quốc trên đất của Đấng Christ có thể nói chuyện với ông và hỏi ông về tất cả các chi tiết về mọi việc tại vườn Ê-đen. Nô-ê sẽ được làm sống lại và chúng ta sẽ có thể hỏi ông những câu hỏi về những việc đã xảy ra khi ông đứng trước 1.5 tỷ người trên thế giới trong thời điểm của mình. Áp-ra-ham sẽ được làm sống lại và cuối cùng sẽ nhận ra đất nước mà ông đã được hứa ở trong Sáng Thế Ký 12:2-3 nhưng đã chưa bao giờ nhận được. Đa-vít sẽ được làm sống lại và sẽ nhận ra các lời hứa được hứa nguyện cùng ông ở trong 2 Sa-mu-ên và sẽ được tôn vinh là vua của Y-sơ-ra-ên đời đời! Giê-rê-mi sẽ được sống lại và chứng kiến sự thay đổi của cả quốc gia Y-sơ-ra-ên khi mỗi một người Y-sơ-ra-ên sẽ tin vào nơi đấng Mê-si như đã được tiên đoán (31:31-34). Đó sẽ là một ngày tuyệt vời vì tất cả những lời Chúa hứa với những vị thánh trong Cựu Ước được nhận ra. Trong thời điểm của Chúa họ và những của cải của họ sẽ đến cùng với nhau (xem 1 Phi-e-rơ 1: 4-5). Họ sẽ là một lời minh chứng đời đời cho lẽ thật của Đức Chúa Trời. Nhóm thứ hai được sống lại sẽ là những vị thánh trong thời kỳ hoạn nạn, những người đã tin vào phúc âm của vương quốc trong giai đoạn đó (Ma-thi-ơ 24:24) được truyền giảng ra bởi 144,000 người và những người cải đạo. Để họ có thể tin vào ngày đó sẽ đồng nghĩa với việc ký nhận vào giấy đảm bảo sẽ chết vì hầu như tất cả họ sẽ bị giết chết vì đức tin của họ. Khi Đấng Christ thành lập vương quốc của Ngài, họ đều sẽ được làm sống lại. Số lượng của họ sẽ quá lớn đến nỗi không người nào có thể đếm hết (Khải Huyền 7:9). Những tín hữu trong thời kỳ hoạn nạn được làm sống lại sẽ thưởng thức cuộc sống như là những con người được vinh quang trong vương quốc Đấng Christ cùng với những tín hữu thời Cựu Ước. Họ cũng là những lời chứng đời đời cho Đức Chúa Trời và sự thành tín lớn lao của Ngài.

Vào thời điểm này các tín hữu sẽ chứng kiến sự biến đổi của trái đất và thiên đàng của chúng ta. Bởi vì những sự xét đoán kinh khiếp của Đức Chúa Trời được đổ ra trên đất và vùng trời, chúng cần được khôi phục lại trạng thái của vườn Ê-đen. Trong suốt thời kỳ hoạn nạn, một phần ba mặt trời sẽ trở nên tối đi, chiến tranh sẽ trút những tai họa trên đất, động đất sẽ làm thay đổi bề mặt của trái đất. Tóm lại, trời và đất sẽ phải gánh chịu sự tàn phá không thể so sánh được. Tất cả những điều này sẽ không còn nữa khi trời và đất được biến đổi thành trạng thái của nó ở thời Ê-đen.

Sử dụng sự khác biệt về khoảng cách thời gian trong Đa-ni-ên 12:7 và 12, rõ ràng là sẽ mất khoảng bảy mươi lăm ngày từ ngày Đấng Christ trở lại trên đất cho đến khi vương quốc của Ngài thực sự được thành lập cách chính thức. Từ lúc đó cho đến cuối của giai đoạn một nghìn năm, mọi thứ sẽ tiếp tục giống như vậy. Bốn sự kiện sẽ biểu thị rõ đặc điểm các hoạt động của các tín hữu trong suốt giai đoạn này.

Đầu tiên, các tín hữu sẽ cai trị cùng với Đấng Christ (Khải Huyền 20:6). Đấng Christ là Vua là Chúa sẽ nắm quyền và cai trị trên trái đất. Các tín hữu của giai đoạn này là những người tin trước khi Đấng Christ trở lại để thành lập vương quốc của Ngài sẽ được Ngài cưới, sẽ nắm quyền và cai trị với Ngài như những người đồng quản trị. Đây là điều Phao-lô muốn nói khi ông hỏi những người Cô-rinh-tô “Anh em há chẳng biết các thánh đồ sẽ xét đoán thế gian sao?” (1 Cô-rinh-tô 6:2a). Phao lô tiếp tục và hỏi những người Cô-rinh-tô một câu hỏi thứ hai, “Anh em chẳng biết chúng ta sẽ xét đoán các thiên sứ sao? Huống chi việc đời nầy!” (1 Cô-rinh-tô 6:3). Là một phần của việc cai trị cùng với Đấng Christ các thiên sứ cũng được khiến nằm dưới quyền chúng ta, và chúng ta sẽ xét đoán họ. Phao-lô chỉ tuyên bố một sự thật mà không tạo nên sự phân chia trong lời phát biểu của họ.

Thứ hai, những người tin sẽ sống ở tại một thành phố trên thiên đàng, thành Giê-ru-sa-lem mới. Thành phố đẹp đẽ này được mô tả ở trong Khải Huyền 21: 10-27. Thêm vào những mẫu vàng đẹp và những đá quý được dùng để xây dựng nên thành phố, thành phố đó sẽ không cần có mặt trời, mặt trăng hay các ngôi sao bởi vì ánh sáng của nó sẽ được cung cấp bởi vinh quang của Chúa. Chúa Giê-xu, Chiên Con của Đức Chúa Trời, cũng sẽ tạo nên ngôi nhà của mình trong đó. Những người tin không được tôn vinh trên đất cũng sẽ có thể thăm xem nơi đẹp đẽ đời đời của những người tin trong thời điểm này. Sẽ không có điều gì tội lỗi hoặc tham nhũng ở đây. Sẽ có một môi trường hoàn hảo cho những người vinh quang!

Thứ ba, các cánh cửa cho thành phố thiên đàng thành Giê-ru-sa-lem mới sẽ không bao giờ đóng (Khải Huyền 21:25), ngụ ý rằng sẽ không có giới hạn cho việc đi vào thành phố. Các tín hữu khác trong giai đoạn này sẽ di chuyển không giới hạn, có lẽ với tốc độ của ánh sáng. Cũng đẹp giống như một số nơi ở trên trái đất của chúng ta bây giờ, những nơi trên thiên đàng còn đẹp hơn thế nữa bởi vì những dấu vết của sự nguyền rủa sẽ được hủy bỏ ra khỏi bức tranh. Sẽ không còn những cây cối nào chết hoặc vùng đất nào mang vết thương. Không còn những con sông thối rửa, không còn sự ô nhiễm ở bất cứ kiểu nào nữa. Trái đất này sẽ là một nơi tuyệt đẹp.

Thứ tư, tất cả tín hữu sẽ là những bằng chứng sống cho Đấng Christ. Các tín hữu của thời đại này sẽ được bày tỏ ra trong suốt quá trình Đấng Christ cai trị trên đất. Họ sẽ là những bằng chứng thấy được về những điều mà Đức Chúa Trời có thể làm cho một người tôi lỗi đã được cứu bằng ân điển của Ngài và được vinh quang.

Sự cai trị của Đấng Christ trên đất sẽ là một thời gian tuyệt vời mà một người có thể có thể mong muốn rằng nó sẽ tồn tại mãi mãi. Sự thật là nó sẽ vẫn tồn tại mãi mãi, những sự biến đổi phải được diễn ra để chuyển từ khoảng thời gian có giới hạn như chúng ta biết đến khoảng thời gian trường tồn vô hạn. Bốn sự kiện sẽ không làm hạ xuống bức màn cai trị một nghìn năm của Đấng Christ trên đất.

Thứ hai, các tín hữu sẽ chứng kiến cố gắng cuối cùng của Sa-tan để đánh bại Chúa. Các tín hữu sống sót sau cơn đại hoạn nạn và bước vào trong vương quốc của Đấng Christ trong tình trạng không được vinh quang sẽ có con cái. Các con cái của họ sẽ có bản tính của A-đam và sẽ cần phải tin nơi Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu Rỗi đã cứu chúng ra khỏi tội lỗi. Hầu hết họ sẽ được tự sinh sôi và nắm lấy Chúa Giê-xu Christ, những người này sẽ cai trị với một cây roi sắt. Tuy nhiên nhiều người sẽ bày tỏ ra sự vâng lời ở bên ngoài, và một số sẽ bày tỏ ra sự không vâng lời ở bên ngoài và chúng cùng nhau sẽ bị giết chết.

Thứ ba, các tín hữu sẽ chứng kiến sự bị đánh bại cuối cùng của Sa-tan. Vào lúc cuối cùng của một nghìn năm cai trị của Đấng Christ sẽ có một con số lớn những người không tin phải được loại bỏ ra khỏi bức tranh để chuẩn bị cho một tương lai đời đời. Sa-tan sẽ được thả lỏng ra khỏi tù để nó có thể đến và tập hợp những người đó lại với nhau cho một sự tấn công chống lại Đấng Christ cuối cùng với sự cố gắng vô ích để thắng hơn Ngài (Khải Huyền 20: 7-9a).

Thứ tư, những người tin sẽ chứng kiến sự đoán xét đời đời của Sa-tan. Sa-tan cùng đội binh của nó cùng nhau sẽ bị xử tội. Đội quân của nó sẽ bị giết chết và nó sẽ bị tách biệt ra và quăng vào trong hồ lửa nơi mà có con thú và tiên tri giả đã bị quăng vào một nghìn năm trước đó (Khải Huyền 20: 9b-10). Đây là số phận đời đời của nó. Nó không bao giờ được cho phép để thách thức Đức Chúa Trời và chương trình của Ngài nữa.

Lúc cuối của giai đoạn một nghìn năm ngự trị của Đấng Christ trên đất không làm hư hỏng kế hoạch của Chúa và chương trình cho các tín hữu trong giai đoạn này. Điều này tiếp diễn cho đến đời đời. Các tín hữu sẽ chứng kiến sự đoán xét tại tòa trắng lớn.

Bấy giờ tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng đương ngồi ở trên; trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa. Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy. Biển đem trả những người chết mình có. Mỗi người trong bọn đó bị xử đoán tùy công việc mình làm. Đoạn, Sự Chết và A.  Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa. (Khải Huyền 20: 11-15).

Đó là một tòa trắng lớn mà mỗi người không tin đã không từng sống trên đất từ thời Ca-in trở xuống sẽ được làm sống lại. Đây sẽ là sự phục sinh thứ hai. Đa-ni-ên gọi nó là sự phục sinh đó là sự phục sinh đến “kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì chịu sự xấu hổ nhơ nhuốc đời đời” (Đa-ni-ên 12:2b) trong khi Chúa Giê-xu gọi nó là “ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán” (Giăng 5:29b). Tất cả những người chết không tin (những người bị phân cách về mặt tâm linh ra khỏi Đức Chúa Trời) sẽ đứng trước Quan Xét, là Chúa Giê-xu Christ. Tất cả những tường thuật sẽ ở đó và tất cả chúng sẽ bị kiểm tra. Sẽ không có lời van xin nào. Họ sẽ bị xét đoán theo như công việc mình để xác định mức độ nghiêm trọng của sự trừng phạt của họ (Lu-ca 12: 46-48). Không có nghi ngờ gì về số phận của họ, đó sẽ là hồ lửa nơi họ sẽ ở đó cùng với Sa-tan, con thú, và kẻ chống đối Đấng Christ mãi mãi. Đây là sự chết thứ hai, điều này có thể nói rằng đây là một sự phân cách đời đời của họ khỏi Đức Chúa Trời và tất cả lợi ích của người đó. Đó sẽ là lúc sách sự sống sẽ được kiểm tra không phải để xem nếu bất kỳ tên nào trong số họ có ở trong các trang nhưng để xác nhận rằng không có tên nào trong số các tên sẽ có ở đó. Đó không phải là một khung cảnh tuyệt vời, nhưng các tín hữu của giai đoạn này sẽ chứng kiến được điều đó. Các tín hữu sẽ chứng kiến Đấng Christ mang vương quốc lên với Đức Chúa Cha.

Kế đó, cuối cùng sẽ đến là lúc Ngài sẽ giao nước lại cho Đức Chúa Trời là Cha, sau khi Ngài đã phá diệt mọi đế quốc, mọi quyền cai trị, và mọi thế lực;… Khi muôn vật đã phục Ngài, thì bấy giờ chính mình Con sẽ phục Đấng đã làm cho muôn vật phục mình, hầu cho Đức Chúa Trời làm muôn sự trong muôn sự. (1 Cô-rinh-tô 15: 24, 28).

Khi đã thắng hơn Sa-tan, con thú (kẻ chống đối Đấng Christ), tiên tri giả và tất cả những người không tin, và đã quăng chúng vào trong hồ lửa đời đời, Đức Chúa Trời và kế hoạch của Ngài cuối cùng đã được chứng minh. Kế hoạch của Ngài cho thế giới đã được hoàn thành. Ngài đã chứng minh khả năng của mình để cai quản và ngự trị và giữ tất cả mọi thứ theo thứ tự tuyệt đối trong vòng một nghìn năm- không còn điều gì để hoàn thành nữa. Vào lúc đó, Chúa Giê-xu sẽ giao vương quốc của mình lên Đức Chúa Cha và Ngài có thể là “muôn sự trong muôn sự”. Mặc dầu Đấng Christ đã chứng minh sự tối cao của Ngài vượt trên tất cả mọi loài và mọi thứ không phải là Chúa, sự khác nhau có ích giữa các ngôi trong Ba Ngôi sẽ tiếp tục cho đến đời đời. Đức Chúa Cha là “muôn sự trong muôn sự”-hoàn toàn tối cao. Đức Chúa Con sẽ phục theo Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh sẽ phục theo Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Các tín hữu của thời kỳ này sẽ chứng kiến nghi thức “thay đổi mệnh lệnh” Các tín hữu sẽ chứng kiến sự phá hủy của trời và đất hiện tại.

Tuy nhiên, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chết bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả.  Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào, trong khi chờ đợi trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến, là ngày các từng trời sẽ bị đốt mà tiêu tán, các thể chất sẽ bị thiêu mà tan chảy đi! (2 Phi-e-rơ 3: 10,12)

Với sự thất bại của mỗi đối thủ và với việc vương quốc đã được giao cho Đức Chúa Cha, việc Chúa sử dụng giai đoạn này để thực hiện các kế hoạch về sự cứu rỗi của Ngài đã đạt được mục đích của nó. Bản thân nó thì vô dụng và chỉ xứng đáng với sự hủy diệt. Vì thế Đức Chúa Trời hủy diệt nó. Ngôn ngữ mà Phi-e-rơ sử dụng để mô tả sự hủy diệt này nghe giống như là ngôn ngữ của việc phân nguyên tử hạt nhân. Từ việc nổ của quả bom đầu tiên, con người đã sợ rằng Ngài sẽ phá hủy trái đất trong một số chiến tranh nguyên tử hoặc tai nạn hạt nhân. Một tai nạn như vậy sẽ không bao giờ xảy ra. Đức Chúa Trời bảo tồn quyền và đặc ân của việc phá hủy trời và trái đất cho chính Ngài. Ngài tạo nên nó và Ngài sẽ phá hủy nó, nhưng những tín hữu của thời đại này sẽ có được đặc ân của việc chứng kiến sự phá hủy đó. Một người có thể tự hỏi điều gì sẽ xảy ra đối với những người đã tin nhận Đấng Christ trong suốt quá trình cai trị của Ngài trên đất và điều gì sẽ xảy ra đối với Cựu Ước vinh quang và các tín hữu trong thời kỳ hoạn nạn đã sống trên đất trong suốt quá trình Đấng Christ cai trị đến khi sự hủy diệt này xảy đến. Đức Chúa Trời không nói cho chúng ta cụ thể, nhưng điều này mang đến thêm một lý do cho việc tin rằng thành phố thiên đàng, thành Giê-ru-salem mới, giáng xuống từ thiên đàng vào giai đoạn đầu của sự cai trị Đấng Christ trên đất và nơi ở của các tín hữu thuộc thời kỳ này trong suốt giai đoạn cai trị của Đấng Christ trên đất. Chúng ta đã thấy trước đây là 1500 dặm vuông với mười hai “tầng” cách nhau 120 dặm. Có nhiều phòng rộng hơn cho tổng số lượng mỗi cá nhân đã từng được sinh ra hoặc có thể sẽ được sinh ra. Tất nhiên, sẽ không có người không tin nào ở đó, nên họ không cần có phòng giữ lại cho họ. Trong suốt thời gian mà Đức Chúa Trời hủy diệt trời và đất trong hiện tại, có thể là tất cả các tín hữu ở Cựu Ước, tín hữu trong thời kỳ hoạn nạn và những người trong giai đoạn một nghìn năm có chỗ ở tạm thời trong một thành phố trên thiên đàng, thành Giê-ru-sa-lem mới, cho đến khi trời và đất mới xuất hiện. Những người tin của giai đoạn này sẽ chứng kiến tất cả những sự kiện đặc biệt này. Những người tin sẽ chứng kiến sự đến của trời mới và đất mới.

Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa. (Khải Huyền 21:1)

Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở. (2 Phi-e-rơ 3:13)

Trời và đất mới sẽ là nơi ở đời đời của tất cả những người đã tin vào sự mặc khải của Đức Chúa Trời và có mối quan hệ đúng với Ngài ngoại trừ những người tin Ngài trong suốt thời điểm hiện tại. Các tín hữu ở trong giai đoạn này sẽ ở đời đời tại thành Giê-ru-sa-lem mới. Các tín hữu của giai đoạn này sẽ chứng kiến sự đến của trời mới và đất mới. Trời mới và đất mới sẽ không bao giờ bị hư hại bởi tội lỗi vì sự công bình ngự trị trong chúng.

[Chúa] Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ, hầu cho về đời sau tỏ ra sự giàu có vô hạn của ân điển Ngài, mà Ngài bởi lòng nhơn từ đã dùng ra cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ. ( Ê-phê-sô 2:6-7)

Những người học lớp một nghĩ rằng họ đã biết tất cả những gì họ cần biết cho đến cuối năm học – họ mới thấy rằng có thêm lớp hai nữa. Sau trường cấp một có trường cấp hai, rồi cấp ba, rồi cao đẳng, rồi đại học và sau đại học, và tiếp tục. Một người thực sự có thể đi học cả cuộc đời mình trên đất. Như vậy với lẽ thật của Đức Chúa Trời. Chúng ta không bao giờ có thể hoặc sẽ không bao giờ có thể học tất cả những gì cần biết về lẽ thật này trong cuộc sống. Bất cứ điều gì chúng ta khác chúng ta có thể làmđời đời, chúng ta sẽ học nhiều hơn về “tỏ ra sự giàu có vô hạn của ân điển Ngài, mà Ngài bởi lòng nhơn từ đã dùng ra cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ”. Đời đời các tín hữu trong giai đoạn này sẽ học điều Đức Chúa Trời đã hoàn tất trong việc mang đến sự cứu rỗi cho chúng ta. Sự vĩnh cữu sẽ không bao giờ làm kiệt quệ đối tượng trong đó! Các tín hữu trong thời đại này không phải là tất cả những người đã từng tin vào sự mặc khải của Đức Chúa Trời và nhận sự công bình của Ngài. Có năm nhóm người tin: (1) Người tin Cựu Ước trước Y-sơ-ra-ên (từ A-đam đến Áp-ra-ham), (2) những người Y-sơ-ra-ên tin kính trong Cựu Ước ( từ Áp-ra-ham đến ngày Đức Thánh Linh giáng lâm), (3) Tín hữu của giai đoạn hiện tại (từ ngày thành lập của Hội Thánh vào ngày Lễ Ngũ Tuần tới việc Đấng Christ thăng thiên cho những người đã tin Ngài), (4) Các tín hữu trong thời kỳ hoạn nạn, và (5) Các tín hữu trong hàng nghìn năm trị vì của Đấng Christ trên đất. Tất cả trong số này có những đặc tính phổ biến cho việc tin vào sự mặc khải của Đức Chúa Trời (mặc dù nội dung của sự mặc khải đó không phải luôn luôn giống nhau) và đã được ban cho sự công bình của Đức Chúa Trời. Tất cả họ gộp lại tạo thành “gia đình” của Đức Chúa Trời, nhưng họ giống như năm người con khác nhau trong gia đình đó. Tất cả đều có sự công chính của Đức Chúa Trời, và tất cả sẽ được ở bên Ngài mãi mãi và tận hưởng sự thông công với tất cả các tín hữu khác. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa họ sẽ không bao giờ bị mất đi. Các tín hữu của thời đại này khác biệt ở chỗ họ sẽ cư trú tại thành phố thiên đàng đời đời, thành Giê-ru-sa-lem mới. Bốn nhóm tín hữu khác sẽ sinh sống ở đất mới. Tất cả sẽ tôn thờ Đức Giê-xu Christ đời đời cùng với Ngài sẽ thờ phượng Đức Chúa Cha đời đời. Tất cả sẽ bày tỏ theo cách đặc biệt của riêng mình cách Đức Chúa Trời có thể làm con người vinh quang trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chúng tôi đã đối mặt với tương lai mà Thiên Chúa đã hoạch định cho người tin trong giai đoạn này. Chúng ta đã thấy rằng điều tốt nhất vẫn chưa đến! Chúng tôi sẽ có mối liên đời đời với Đức Chúa Trời và các tín hữu vinh quang khác của tất cả các giai đoạn. Câu hỏi duy nhất còn lại là, mối quan hệ của bạn với chương trình trong tương lai mà Đức Chúa Trời dành cho những người tin vào Chúa Giê-xu Christ là gì? Bạn sẽ là một phần của nó hoặc bạn sẽ bỏ lỡ nó và thay vì trải nghiệm sự phán xét của Đức Chúa Trời và bị ngăn cách đời đời khỏi Ngài và khỏi tất cả các quyền lợi của mình? Bạn có thể biết bây giờ! Nếu bạn sẽ nhận Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu Rỗi cá nhân của bạn ra khỏi tội lỗi, tương lai huy hoàng của các tín hữu sẽ là của bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.