Skip to content
Home » Dấu Hiệu Lễ Vượt Qua Của Môi-se

Dấu Hiệu Lễ Vượt Qua Của Môi-se

Chúng ta vừa rồi đã xem qua thử thách của Áp-ra-ham trong việc hy sinh con trai Y-sác hướng chỉ về sự hy sinh của Chúa Giê-xu bằng việc đánh dấu địa điểm xảy ra đó. Khoảng 500 năm đã trôi qua kể từ thời của Áp-ra-ham và lúc đó là khoảng năm 1500 trước Công Nguyên. Sau khi Áp-ra-ham qua đời, dòng dõi của ông thông qua Y-sác, bây giờ được gọi là dân Y-sơ-ra-ên, là một nhóm người lớn nhưng cũng đã trở thành nô lệ tại Ai-cập.

Câu Chuyện Xuất-Ê-Díp-Tô-Ký (The Book of Exodus)

Như vậy chúng ta bây giờ đến với một câu chuyện đáng chú ý được lưu lại bởi Môi-se (Moses) trong sách Xuất-ê-díp-tô-ký. Môi-se được Chúa giao mạng lịnh đi đối mặt với vua Pha-ra-ôn của Ê-díp-tô và điều này dẫn đến kết quả bằng một cuộc chiến ý chí giữa hai người, dẫn đến chín trận dịch chống nghịch lại vua Pha-ra-ôn. Nhưng vua Pha-ra-ôn vẫn không đồng ý để cho dân Y-sơ-ra-ên đi nên Đức Chúa Trời đã mang đến trận dịch tàn phá số 10. Các ghi chép tổng thể của trận dịch số 10 trong sách Xuất-Ê-Díp-Tô-Ký và tôi khuyên bạn nên đọc nó bởi vì nó sẽ giúp bạn theo dõi những giải bày sau đây tốt hơn.

Trận dịch số 10 này được ban hành bởi Đức Chúa Trời là mọi con đầu lòng sẽ chết vào đêm đó, ngoại trừ những người ở trong những ngôi nhà có một con chiên được dùng làm của lễ, và máu của nó được bôi lên mài cửa của nhà đó. Vua Pha-ra-ôn thua, nếu vua không vâng theo, có nghĩa là con trai Vua và người kế tự ngôi Vua cũng sẽ chết. Và mỗi nhà ở Ê-díp-tô cũng sẽ mất những con trai đầu lòng- nếu họ không giết con chiên làm của lễ và bôi huyết nó trên mài cửa. Như vậy xứ Ê-díp-tô đối mặt với một tai họa quốc gia.

Nhưng trong những nhà nơi có một con chiên đã bị giết chết làm của lễ và huyết nó được bôi lên mài cửa, lời hứa là mọi người sẽ được an toàn. Sự chết sẽ vượt qua nhà đó. Như vậy ngày này đã được gọi là Lễ Vượt Qua.

Dấu Hiệu của Lễ Vượt Qua- cho ai?

Nhiều người đã quen thuộc với câu chuyện này và cho rằng huyết trên cửa là dấu hiệu cho một thiên sứ của Sự Chết. Nhưng hãy chú ý những chi tiết tỉ mỉ trong ghi chép này.

Đức Chúa Trời phán với Môi se…”…Ta là Chúa. Máu sẽ là dấu hiệu cho biết các ngươi đang ở trong nhà ấy. Khi Ta thấy máu, Ta sẽ vượt qua các ngươi, và không tai họa gì sẽ xảy đến tiêu diệt các ngươi khi Ta đánh phạt xứ Ai-cập. (Xuất Hành 12:13)

Như vậy, mặc dầu Đức Chúa Trời tìm kiếm những huyết trên cửa, và khi Ngài thấy nó Ngài sẽ vượt qua, huyết đó không phải là dấu hiệu về Ngài. Kinh Thánh nói khá rõ ràng, rằng huyết đó là ‘dấu hiệu cho các ngươi’- tức là con người. Và mở rộng ra nó là một dấu hiệu cho tất cả chúng ta là những người đang đọc câu chuyện này.

Nhưng đó là một dấu hiệu như thế nào? Sau khi sự kiện này xảy ra, Đức Chúa Trời truyền lệnh cho họ để:

Tổ chức ngày này như là một lễ nghi được truyền lại thế hệ này qua thế hệ khác. Khi bạn bước vào trong đất đó…quan sát nghi lễ này…Đó là của lễ Lễ Vượt Qua dâng lên cho Đức Chúa Trời’ (Xuất Hành 12:27)

Lịch Đáng Chú Ý Của Lễ Vượt Qua

Vậy là chúng ta thấy chính sự kiện này làm bắt đầu lịch cổ điển của Do Thái.

CHÚA phán với Mô-se và A-rôn trong xứ Ai-cập, “Tháng nầy sẽ thành tháng đầu của các tháng trong năm; nó sẽ là tháng Giêng của các ngươi. (Xuất Hành 12: 1-2)

Như vậy người Y-sơ-ra-ên được truyền lệnh để bắt đầu một lịch nhằm tổ chức Lễ Vượt qua này vào ngày giống nhau mỗi năm. Lịch Do Thái thì khác lịch Phương Tây một chút, như vậy ngày trong năm thay đổi theo từng năm nếu bạn truy về nó bằng lịch Phương Tây.

Đây là một cảnh tượng hiện nay của dân Do Thái đang chuẩn bị để tổ chức lễ Vượt Qua nhằm nhớ về ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên cách đây 3500 năm.

Đây là một cảnh tượng hiện nay của dân Do Thái đang chuẩn bị để tổ chức lễ Vượt Qua nhằm nhớ về ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên cách đây 3500 năm.

Cho đến ngày hôm nay, 3500 năm sau, người Do Thái tiếp tục tổ chức Lễ Vượt Qua hàng năm vào ngày giống nhau trong lịch của họ để ghi nhớ sự kiện này trong việc vâng phục mạng lệnh của Đức Chúa Trời truyền cho họ lúc đó.

Và qua việc truy về nghi lễ này thông qua lịch sử chúng ta có thể thấy một số điều khá độc đáo. Bạn có thể để ý thấy điều này trong sách Phúc Âm nơi ghi chép lại các chi tiết của cuộc áp giải và thử thách của Chúa Giê-xu:

 Sáng sớm hôm đó họ giải Ðức Chúa Jesus…đến dinh Tổng Trấn [Phi-lát], …nhưng chính họ không vào dinh để khỏi bị ô uế hầu có thể ăn Lễ Vượt Qua; họ muốn được ăn Lễ Vượt Qua’…[Phi Lát] nói [với các người lãnh đạo Do Thái] “…  Nhưng các ngươi có được thông lệ: cứ vào Lễ Vượt Qua, ta thả cho các ngươi một người. Các ngươi muốn ta thả ‘Vua dân Do-thái’ ra không?” Họ gào to lại, “Chớ thả người ấy…” (Giăng 18:28, 39-40)

Sự liên kết giữa việc Đức Chúa Giê-xu bị đóng đinh và Lễ Vượt Qua được củng cố thêm trong các sách của thầy Talmud. Đây là những nhân chứng đối nghịch, như vậy họ không có động cơ nào để đồng ý về điều này với những người viết sách Phúc Âm. Nhưng họ xác nhận rằng:

“Chúa Jesus bị treo lên trong đêm lễ Vượt Qua…( Sanhedrin 43a of Babylonian Talmud; trích từ Jesus and Christian Origins outside the New Testament. By FF Bruce. p 56.   1974 215pp)

Nói cách khác, Chúa Giê-xu bị áp giải và đày đi vào ngày lễ Vượt Qua theo lịch Do Thái- ngày mà người Do Thái phải giết một con chiên để ghi nhớ về những con chiên vào năm 1500 BC bị giết chết để Vượt Qua. Bây giờ bạn nhớ Dấu hiệu xưa của Áp-ra-ham, một trong những danh hiệu của Chúa Giê-xu là:

Hôm sau khi Giăng (Giăng Báp-tít) thấy Ðức Chúa Jesus đang tiến về phía mình, ông nói, “Kìa, Chiên Con của Ðức Chúa Trời, Ðấng cất đi tội lỗi của thế gian!” (Giăng 1:29)

Và bây giờ chúng ta có thể thấy được kịch tính của Dấu Hiệu này. Chúa Giê-xu, “Chiên Con của Đức Chúa Trời” đã bị đóng đinh (hay là chịu chết thế) vào đúng ngày mà tất cả người Do Thái còn sống lúc đó giết một con chiên để ghi nhớ Lễ Vượt Qua đầu tiên được để lại trong lịch của họ. Điều này giải thích thời điểm hàng năm của hai kỳ lễ được xảy ra mỗi năm- một sự tương tự mà rất ít người trong chúng ta để ý và càng ít người hỏi “tại sao?” hơn. Việc tổ chức lễ Vượt Qua của người dân Do Thái xảy ra hằng năm vào lúc Lễ Phục Sinh diễn ra. (Nó luôn luôn vào cùng tuần nhưng không phải lúc nào cũng cùng ngày bởi vì lễ Thương Khó được cho rằng vào ngày thứ 6 của tuần đó, trong khi Lễ Vượt Qua của Do Thái là vào ngày thứ 14 của tháng Nisan của lịch Do Thái cho nên chúng có thể cách nhau vài ngày vào những năm khác nhau). Đây là lý do tại sao Lễ Phục Sinh bị chuyển đổi mỗi năm, bởi vì nó rơi vào Lễ Vượt Qua, và Lễ Vượt Qua được tính bởi lịch Do Thái do cách tính năm khác với lịch Phương Tây.

Dấu Hiệu, Dấu Hiệu, khắp nơi là Dấu Hiệu

Chúng ta quay trở lại với Lễ Vượt Qua đầu tiên trong thời của Môi-se nơi mà huyết được dùng như một dấu hiệu, không phải ám chỉ về Chúa, nhưng về con người. Bây giờ nghĩ trong vòng 1 phút về những biểu tượng này có ý nghĩa gì bằng việc xem xét chúng dưới đây.

Dấu hiệu là những dấu chỉ trong tâm trí của chúng ta để khiến chúng ta nghĩ về điều mà dấu hiệu đó nhắm đến.

Dấu hiệu là những dấu chỉ trong tâm trí của chúng ta để khiến chúng ta nghĩ về điều mà dấu hiệu đó nhắm đến.

Khi chúng ta thấy biểu tượng của “đầu sọ và xương chéo nhau” nó khiến chúng ta nghĩ đến cái chết và sự nguy hiểm. Biểu tượng của “đường cong màu vàng” khiến chúng ta nghĩ về McDonalds. Biểu tượng ‘√’ trên cái băng trán của cầu thủ quần vợt Nadal là một biểu tượng cho Nike. Nike muốn chúng ta nghĩ về họ khi chúng ta thấy biểu tượng này trên cầu thủ Nadal. Nói cách khác, Dấu hiệu là những dấu chỉ trong tâm trí của chúng ta để khiến suy nghĩ của chúng không phải về bản thân dấu hiệu đó nhưng một thứ gì đó khác.

Bây giờ các ghi chép về Lễ Vượt Qua nói rõ ràng rằng Dấu Hiệu là cho con người. Như vậy cũng giống như bất cứ dấu hiệu nào, Chúa muốn tâm trí chúng ta nghĩ gì về Lễ Vượt Qua? Với thời điểm đáng chú ý khi những con chiên bị giết làm của lễ rơi vào đúng cái ngày mà Chúa Giê-xu chịu chết, và được gọi với danh hiệu “Chiên con của Đức Chúa Trời”, nó phải là một dấu hiệu chỉ đến sự hy sinh sắp đến của Chúa Giê-xu.

Điều này hoạt động trong tâm trí chúng ta như tôi đã chỉ ra trong sơ đồ ở đây về tôi

Lễ Vượt Qua là một Dấu Hiệu mà trong đó nó chỉ đến Chúa Giê-xu thông qua thời điểm đáng chú ý của Lễ Vượt Qua với sự chịu đóng đinh của Chúa Giê-xu.

Lễ Vượt Qua là một Dấu Hiệu mà trong đó nó chỉ đến Chúa Giê-xu thông qua thời điểm đáng chú ý của Lễ Vượt Qua với sự chịu đóng đinh của Chúa Giê-xu.

Dấu hiệu đó chỉ tôi đến cái chết của Chúa Giê-xu. Trong Lễ Vượt Qua đầu tiên, những con chiên bị giết thế và đổ huyết ra để con người được sống. Và như vậy, Dấu Hiệu này chỉ về Chúa Giê-xu là để nói với tôi là Ngài, ‘Chiên con của Đức Chúa Trời’, cũng đã chịu chết và huyết của Ngài tuôn ra để tôi có thể tìm được sự sống.

Với Dấu Hiệu của Áp-ra-ham, địa điểm mà con chiên đực chịu chết để cho Y-sác được sống là núi Mô-ri-át- cũng là tại ngọn núi đó mà Chúa Giê-xu sau này cũng chịu hy sinh. Điều này giúp chúng ta ‘thấy’ được ý nghĩa của sự chết của Ngài bằng cách chỉ đến địa điểm đó. Ở đây chúng ta tìm thấy Lễ Vượt Qua cũng chỉ chúng ta về sự hy sinh của Chúa Giê-xu, nhưng bởi sử dụng một dấu hiệu khác- bằng cách chỉ về cái ngày trong lịch- cái lịch được khởi đầu bằng chính sự kiện này. Bằng hai cách khác nhau của hai trong số các sự kiện quan trọng nhất và mang tính biểu tượng cao nhất trong Cựu Ước là dấu hiệu chỉ trực tiếp đến cái chết của Chúa Giê-xu sử dụng câu chuyện của những chiên con bị giết làm của lễ. Tôi không thể nghĩ về bất kỳ người nào trong lịch sử mà cái chết của họ (hoặc bất kỳ thành quả quan trọng của cuộc sống) mà được soi bóng trước bởi hai sự kiện tương tự trong một phong thái đầy kịch tính như vậy. Bạn có thể tìm ra không?

Tóm lại, những sự kiện này chỉ cho chúng ta thấy có những cơ sở đáng tin cậy để chúng ta suy xét về Chúa Giê-xu là một viên đá góc nhà của một Kế Hoạch Thánh, được ra dấu hiệu cách đây rất lâu, khi những nô lệ đơn thuần ở Ai-cập bắt đầu cái lịch mới của họ bằng việc ghi dấu huyết của con chiên trên mài cửa.

Nhưng tại sao Chúa đã đưa ra những dấu hiệu này để soi bóng trước và tiên đoán về việc chịu đóng đinh của Chúa Giê-xu? Tại sao sự kiện đó rất quan trọng? Thế giới này có những điều gì mà yêu cầu những nghi lễ đầy máu như vậy? Và điều gì là đúng với bạn? Để có thể có một câu trả lời cho những câu hỏi này chúng ta cần phải bắt đầu từ lúc ban đầu của Kinh Thánh để hiểu những điều đã xảy ra từ lúc ban đầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.