Skip to content
Home » Phúc Âm Là “Tin Lành”- Giống Như “Truyện Kiều” Nhưng Có Một Kết Cục Tốt Đẹp Hơn

Phúc Âm Là “Tin Lành”- Giống Như “Truyện Kiều” Nhưng Có Một Kết Cục Tốt Đẹp Hơn

Truyện Kiều được biết đến rất nhiều, nhưng Phúc Âm thì còn là điều bí ẩn đối với hầu hết mọi người. ‘Phúc Âm’ có nghĩa đen là ‘Tin [Tốt] Lành’ nhưng nhiều người không hiểu vì sao. Đó là ‘Tin Lành’ bởi vì nó có những điểm giống nhau, nhưng có kết cục khác nhau, so với Truyện Kiều.

Phúc Âm là chủ đề chính của cả Kinh Thánh. Từ đoạn mở đầu cho đến đoạn kết thúc của Kinh Thánh là ý tưởng về tin tốt lành, cùng với các tin không tốt khác cũng được tìm thấy trong Kinh Thánh. Mặc dầu đây là một thông điệp cổ xưa thuật lại những sự kiện cách đây từ rất lâu, Phúc Âm cũng là một câu chuyện bao gồm cả bạn và tôi sống ngày hôm nay.

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng lúc ban đầu của lịch sử loài người, vào thời điểm của các tổ phụ đầu tiên của chúng ta, Đức Chúa Trời- Đấng Tạo Hóa sáng tạo nên thế giới -có mối quan hệ thân thiết với tổ phụ của chúng ta. Hình ảnh thường được dùng để mô tả loại tình bạn gắn bó trong Kinh Thánh là hình ảnh của một người nam và một người nữ đang yêu nhau. Theo như cách này Phúc Âm bắt đầu giống như Truyện Kiều khi Thúy Kiều rất gần gũi, và đã được hứa hôn, cùng với Kim Trọng. Hình dung điều đó ở dưới đây có Đức Chúa Trời gần gũi và đang ở trong mối quan hệ yêu thương với những tổ phụ đầu tiên của chúng ta. Giống như Thúy Kiều là một người phụ nữ đẹp, tổ phụ của chúng ta cũng đẹp như vậy đối với Đức Chúa Trời- Ông Trời.

vietnamese bridge - slide 1

Nhưng, giống với Truyện Kiều, câu chuyện Phúc Âm sớm trở thành không tốt. Chìa khóa giải thích tại sao là ở câu này:

‘Vì mọi người …’

(Từ ‘mọi người’ có nghĩa là tất cả con người mà đã từng sống- và điều này có bao gồm bạn và tôi.)

Câu này tiếp tục:

‘Vì mọi người đều đã phạm tội thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời’ (Rô-ma 3:23)

Đây là một lẽ thật mà chúng ta có thể minh họa bằng cách sau đây. Đức Chúa Trời- Đấng Tạo Hóa làm nên thế giới- hiện giờ đang ở trên Trời cao. Ngài ở trên trời cách xa bạn và tôi là những người sống dưới đất với khoảng cách rất lớn. Tại sao? Bởi vì tất cả chúng ta (lặp lại bạn và tôi!) đều đã ‘phạm tội’.

vietnamese bridge - slide 2

Nhiều người không thích Kinh Thánh nói là tất cả chúng ta đều đã ‘phạm tội’. Nhưng chúng ta hãy cùng nhìn cách chân thật vào thế giới mà chúng ta đang sống. Bạn có phải khóa cửa trước khi rời khỏi nhà không? Bạn có phải cẩn thận để khỏi bị cướp không? Có phải mỗi quốc gia đều cần cảnh sát để giữ trật tự và mang đến sự bình yên không? Có phải dường như ở đâu đâu cũng có tham nhũng không? (Và đôi khi chính cảnh sát cũng có thể tham nhũng- những người mà chúng ta cần để giữ cho chúng ta sống trung thực). Chẳng phải là chúng ta cũng hay nói dối với nhau và kể cả không giữ lời hứa? Và vì lý do này chúng ta thường cảm thấy khó khăn để tin tưởng người khác. Những điều này là triệu chứng của ‘tội lỗi’ mà phá hủy những mối quan hệ giữa tất cả chúng ta. Khi bạn nghĩ về tất cả những cái ổ khóa trên cửa, camera an ninh và cảnh sát tức là tất cả chúng ta cần phải tự bảo vệ mình từ những người chung quanh- điều này cho thấy thực tế của tội lỗi.

Tội lỗi này tạo nên những rào cản giữa những con người nhưng hơn thế nữa tạo nên một rào cản giữa chúng ta với Chúa trên Trời. Kinh Thánh bày tỏ điều đó theo cách sau đây:

Vì tiền công của tội lỗi là sự chết… (Rô-ma: 6:23)

Chúng ta có thể hiểu ‘sự chết’ này là một Luật Nhân Quả- kết quả mà chúng ta gặt từ những tội lỗi mà chúng ta làm. Luật Nhân Quả này có nghĩa là ‘sự chết’ đối với chúng ta bởi vì trong Kinh Thánh ‘chết’ có nghĩa là ‘phân cách’. Thực ra Kinh Thánh cũng đi xa hơn một chút nói rằng:

Ai phạm tội là nô lệ cho tội lỗi. (Giăng 8:34)

Trong Truyện Kiều, Thúy Kiều bị chia rẻ khỏi Kim Trọng và mối quan hệ giữa hai người bị rạn nứt. Sự thực là Kiều đã phải bán thân mình vào sự dâm dục. Kiều đã là một nô lệ, bị phân rẽ khỏi người nàng yêu. Kinh Thánh tuyên bố rằng điều này cũng tương tự cho bạn và tôi và chúng ta có thể hình dung nó như sau:

vietnamese bridge - slide 3

Tội lỗi của chúng ta mang đến kết quả là sự chết, luật Nhân Quả [cái nghiệp] là rào cản giữa chúng ta và Chúa ở trên Trời mà chúng ta có thể hình dung như là thanh màu đỏ giữa chúng ta và Chúa. Chúng ta bây giờ sống như nô lệ với những nghiệp xấu của chúng ta- giống như Thúy Kiều phải là nô lệ trong Truyện Kiều.

Thúy Kiều không hạnh phúc khi bị làm nô lệ dưới tay Mã Giám Sinh trong nhà chứa nên nàng đã làm việc chăm chỉ để trốn thoát. Nàng đã thoát khỏi hắn, nhưng bản thân mình lại trở thành vợ của một người đàn ông khác mà người ấy có vợ hay ghen khủng khiếp. Cho nên Thúy Kiều trốn đi và tìm kiếm nơi trú ẩn ở tại một ngôi chùa Phật Giáo- nhưng bị từ chối- và sau đó trở thành người bán thân một lần nữa. Mặc dầu nàng đã cố gắng rất nhiều, vẫn không thể trốn thoát cái nghiệp của mình.

Đây cũng giống như cách Kinh Thánh mô tả chúng ta. Chúng ta biết sâu thẳm bên trong mình rằng có điều gì đó không đúng. Rất nhiều người trong chúng ta cố gắng rất nhiều để sống một cuộc sống tốt hơn và trung thực hơn. Chúng ta cố gắng dừng làm những việc tội lỗi mà mang đến nghiệp xấu. Một số người trong chúng ta thậm chí cố gắng lập công tại các đền thờ, tại các lễ hội tôn giáo, và trong việc tôn thờ tổ tiên của chúng ta. Mặc dầu những điều này có thể là những công tốt, Kinh Thánh nói với chúng ta rằng, giống như những gì đã xảy ra với Thúy Kiều, mọi điều đều không đủ để xóa đi cái nghiệp của mình và bỏ đi cái rào cản phân cách chúng ta khỏi Chúa. Chúng ta có thể hình dung điều này với mũi tên dày màu đỏ đến từ chúng ta, mô tả sự cố gắng để lập công của chúng ta, cố gắng để xóa bỏ đi cái rào cản của cái nghiệp. Nhưng dầu chúng ta có cố gắng nhiều, rào cản đó cũng không thể bị phá bỏ. Giống như Thúy Kiều, chúng ta vẫn bị nô lệ.

vietnamese bridge - slide 4

Cho đến điểm này câu chuyện Phúc Âm của Kinh Thánh vẫn theo Truyện Kiều, nhưng bây giờ thì câu chuyện này trở nên tốt đẹp hơn. Nó trở thành ‘tin lành’ mà phúc âm nói đến. Điều mà chúng ta không có khả năng làm, để xóa bỏ đi cái nghiệp của chúng tra và phá hủy rào cản phân cách chúng ta khỏi Chúa, chính bản thân Chúa đã làm cho chúng ta. Ngài đã đến với chúng ta và sống giữa vòng chúng ta như là một con người. Đây là lúc mà Chúa Giê-xu Christ sống trên đất cách đây khoảng 2000 năm. Ngài sống một cuộc sống tự do không có tội lỗi và không có bất kỳ nghiệp xấu nào. Tuy nghiên Ngài đã chịu đóng đinh trên thập tự giá bởi những con người sai lạc. Ngài đã chịu chết trên thập tự giá mà có thể được mô phỏng như thế này.

vietnamese bridge - slide 5

Nhưng câu chuyện không dừng lại ở đó. Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Ngài đã sống lại- không phải là ma hay là hồn- nhưng là một con người sống, ăn, đi và nói chuyện với những người khác. Điều này xảy ra ba ngày sau khi Ngài chịu đóng đinh. Sự chết và sự sống lại xóa bỏ tất cả tội lỗi của chúng Ta và phá bỏ rào cản của cái nghiệp ngăn trở giữa chúng ta và Chúa. Chúng ta có thể hình dung điều đó như thế này.

vietnamese bridge - slide 6

Chúa Giê-xu sống lại từ mộ và sống đời đời. Giống như vàng Ngài sẽ không bị hư hại gì. Như vậy chúng ta có thể hình dung điều này như một mũi tên bằng vàng đi lên từ mặt đất. Tội lỗi của chúng ta bây giờ bị xóa bỏ và có một cách mà bây giờ có thể kết nối lại chúng ta với Chúa.

Điều này làm sao có thể? Kinh Thánh đề cập đến luật Nhân Quả như là

Tiền công của tội lỗi là sự chết…

Như vậy cái chết là giá phải trả để giải cứu chúng ta hoặc mua sự tự do của chúng ta. Trước khi Chúa Giê-xu sống khá lâu, một vị vua được truyền cảm hứng trong Kinh Thánh viết

Không ai có thể dùng cách gì để chuộc người thân mình lại,
Hoặc dâng lên Ðức Chúa Trời điều gì để chuộc người ấy lại,
–Vì giá chuộc linh hồn người ấy đắt vô cùng,
Dù trả đến đời đời cũng không thể nào trả hết–
Ðể người ấy có thể được sự sống đời đời,
Hầu người ấy sẽ không thấy sự hư nát, (Thi Thiên 49: 7-9)

Công tốt sẽ không bao giờ đủ để trả cho cái giá được yêu cầu. Vua này sau đó lại viết

Ðó là số phận của những kẻ dại dột ưa cậy mình,
Và của những kẻ sinh ra sau mà nghe theo những kẻ ấy.
14 Chúng như chiên bị định phải vào âm phủ;
Tử thần sẽ là kẻ chăn giữ chúng;
Chúng sẽ đi thẳng xuống âm phủ;
Thân thể chúng sẽ bị rữa nát trong phần mộ,
Xa cách hẳn chỗ ở sang trọng của chúng trên trần gian.
15 Nhưng Ðức Chúa Trời sẽ cứu chuộc linh hồn tôi khỏi quyền lực của âm phủ,
Vì Ngài sẽ đem tôi về với Ngài. (Thi Thiên 49: 13-15)

Với sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu chúng ta được mua chuộc, hay là mang về, từ chỗ làm nô lệ cho tội lỗi và sự chết bởi vì cái giá đủ đã được trả, như tiền nhân xưa đã tiên phán rằng một ngày nào đó điều này sẽ xảy đến với Ngài.

Luật Nhân Quả và Tin Lành

Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng tặng phẩm của Ðức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Ðức Chúa Jesus Christ, Chúa chúng ta. (Rô-ma 6:23)

Như vậy bây giờ Đức Chúa Trời ban cho bạn và tôi một ‘món quà’. Hãy nghĩ về những món quà. Nếu ai đó mang đến cho bạn một món quà, nếu nó luôn luôn là một món quà, thì bạn không thể trả điều gì để có nó. Và nếu bạn chỉ ‘tin’ đó là một món quà thì không đủ, tức là chấp nhận điều này trong suy nghĩ của mình, là có một người nào có tặng cho bạn một món quà. Để bạn có thể có lợi ích từ bất kỳ món quà nào được tặng cho bạn, bạn chỉ cần đơn giản ‘nhận’ nó- không cần làm nhiều hơn hay ít hơn. Đây là lý do tại sao Phúc Âm hứa rằng

Nhưng hễ ai tin nhận Ngài, tức những ai tin vào danh Ngài, Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Ðức Chúa Trời. (Giăng 1:12)

Như làm thế nào để chúng ta nhận món quà này? Kinh Thánh nói

“Ai kêu cầu danh Chúa sẽ được cứu.” (Rô-ma 10:13)

Đức Chúa Trời muốn chúng ta kêu cầu Ngài và hỏi. Có lẽ bạn có những nghi ngờ và thắc mắc. Hãy nói với Ngài. Ngài sẽ hướng dẫn bạn bởi vì Ngài nói Ngài sẽ cứu chúng ta. Bạn có thể kêu cầu Ngài như thế này.

Lạy Chúa. Con biết rằng con bị phân cách khỏi Chúa và con đang ở dưới luật Nhân Quả của tội lỗi và sự chết. Con nghe rằng lời phúc âm là tin lành là Ngài đã mua chuộc con khỏi luật này bởi vì sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu và bây giờ Ngài tặng cho con món quà của cuộc sống. Con không biết chắc và có nhiều nghi ngờ và thắc mắc. Nếu điều này đúng là thật con xin được nhận món quà này. Xin Ngài chỉ cho con cách để làm điều đó.

Đức Chúa Trời sẽ nghe và hướng dẫn bạn. Có lẽ một cách tốt để bắt đầu khám phá xem điều này có đúng không là bằng việc hiểu lời hứa được ban cho những tổ tiên đầu tiên của chúng ta, được tiên phán về cách mà Đức Chúa Trời sẽ hoàn tất công việc cứu chuộc này (ở đây). Sau đó xem xét cách mà Ngài cho chúng ta những chi tiết về công việc cứu chuộc này cách đây rất lâu đến với Áp-ra-ham (ở đây) và Môi-se (ở đây).

Trong Truyện Kiều, Thúy Kiều cuối cùng cũng được đoàn tụ với Kim Trọng. Tuy nhiên, việc đoàn tụ này đã không mang lại niềm vui ở trên đất cho Thúy Kiều, bởi vị sự ô uế của nàng đã khiến cho việc đoàn tụ với Kim Trọng không thể xảy ra. Thật khác biệt với kết cục của các câu chuyện Phúc Âm mô tả sự đoàn tự giữa Đức Chúa Trời và chúng ta như thế này

Tôi thấy thành thánh, là Giê-ru-sa-lem mới từ Ðức Chúa Trời, từ trời hạ xuống, và đã được chuẩn bị sẵn như cô dâu trang sức sẵn để đón chồng nàng. Tôi nghe một tiếng lớn từ trên ngai phán,

“Kìa, lều tạm của Ðức Chúa Trời ở giữa loài người;
Ngài sẽ ở giữa họ, và họ sẽ là dân Ngài.
Chính Ðức Chúa Trời sẽ ở với họ và làm Ðức Chúa Trời của họ.
Ngài sẽ lau sạch những giọt nước mắt khỏi mắt họ;
Sự chết sẽ không còn nữa;
Ðau buồn hay khóc lóc hay đau đớn sẽ không còn nữa,
Vì những sự thứ nhất đã qua rồi.” (Khải Huyền 21: 2-4)

Với lời hứa về một sự đoàn tụ tuyệt vời, chắc chắn rằng điều này rất đáng để chúng ta tìm hiểu về tin lành của phúc âm nhiều hơn. Tôi hy vọng bạn sẽ làm điều đó khi bạn lướt qua các bài viết ở đây.

(This article in English)

1 thought on “Phúc Âm Là “Tin Lành”- Giống Như “Truyện Kiều” Nhưng Có Một Kết Cục Tốt Đẹp Hơn”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.